CHIA SẺ NỘI DUNG HỌC TẬP
ĐỀ TÀI 513
ĐOẠN HUỆ MẠNG CỦA NGƯỜI THÌ TỘI RẤT NẶNG
Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!
Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 5h50’ sáng thứ Bảy ngày 08/05/2021.
***********************
Hòa thượng nói: “Phật pháp xem trọng Lão sư hơn Cha Mẹ vì Cha Mẹ sinh ra thân mạng của ta, còn huệ mạng của ta thuộc về lão sư. Huệ mạng quan trọng hơn thân mạng bởi vì huệ mạng là vĩnh hằng, thân mạng là sinh diệt”.
Cuộc đời của Thầy 20 năm trước đây có thể nói là hành xử, làm việc với bản năng, không có sự kiềm chế. Sau khi gặp được Phật pháp, nghe hòa thượng Tịnh Không giảng, Thầy đã hoàn toàn thay đổi và làm theo. Người học Phật pháp thì mới biết được rằng vị Thầy cho chúng ta giáo pháp quan trọng hơn Cha Mẹ. Trong vô lượng kiếp đến nay, chúng ta sanh sanh diệt diệt, diệt diệt sanh sanh, chúng ta có biết bao nhiêu Cha Mẹ. Trong vô lượng kiếp đến nay, cơ hội gặp được một người Thầy sáng suốt là vô cùng hi hữu. Chúng ta đã gặp nhiều vị Thầy nhưng họ mờ mịt, họ dẫn mình đi đường vòng cho nên mình cũng mờ mịt. Nếu trong vòng sinh tử ấy, chúng ta gặp được vị Thầy sáng suốt thì ta đã có cơ hội thoát khỏi vòng sanh tử.
Trong Kinh nói: “Chúng sanh từ vô lượng kiếp, sanh ra chết đi, sanh ra chết đi, mỗi lần như vậy đều có Cha Mẹ. Nhưng gặp được một vị Thầy sáng suốt thì “bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ”, trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được”.
Chúng ta được gặp rồi nhưng lại cảm cảm thấy dễ quá, có gì khó đâu! Chúng ta không trân trọng pháp duyên này. Trong vô lượng kiếp, chúng ta tạo nghiệp, thọ báo, rồi lại tạo nghiệp, thọ báo. Chúng ta tạo nghiệp ác thì nhận quả báo ác. Chúng ta tạo nghiệp thiện thì nhận quả báo thiện. Chúng ta dù tạo nghiệp thiện hay ác thì cũng đều thọ báo. Khi người giàu sang thọ báo thì họ thường mất đi cơ hội gặp được vị Thầy sáng suốt vì ham hưởng thụ, ăn sơn hào hải vị. Nhiều người giàu sang ăn uống với tâm vô cảm, họ ngồi ăn trong khi có những đứa bé đói khát khô gầy đứng bên cạnh. Có người ăn óc khỉ trong khi con khỉ còn đang sống. Trong khi đang họ ăn, con khỉ gào thét trên bàn ăn của họ. Có biết bao nhiêu chúng sanh khổ thấu tận trời xanh.
Có người đến thỉnh giáo Thầy. Hai đứa con của họ đều có hiện tượng bại não, bệnh càng ngày càng nặng. Họ làm nghề giết bò, kiếm được khoảng 3 đến 4 triệu mỗi ngày nhưng vẫn không có đủ tiền để chữa bệnh cho con. Thầy khuyên họ bỏ nghề sát hại chúng sanh.
Hòa thượng nói: “Thế gian vô thường, cõi nước bất an”. Có người ngổ ngáo nói rằng Hòa thượng Tịnh Không nói có đại nạn nhưng họ không thấy đại nạn. Báo chí nói Ấn Độ giai đoạn Covid hiện nay chính là địa ngục, cả người giàu và người nghèo đều tận cùng thống khổ. Chúng ta chê bai một vị Thầy sáng suốt khiến người ta không đến học, mãi mãi mê mờ, theo dòng sanh tử mà đọa lạc. Vậy thì tội của chúng ta nặng đến cỡ nào! Trong kiếp vĩnh hằng này, có mấy lần chúng ta gặp được vị Thầy sáng suốt giúp chúng ta giác ngộc, quay đầu? Cực kỳ hiếm! Tội làm người khác mất đi cơ hội gặp vị Thầy sáng suốt thì nhân quả vô cùng nặng nề! Chúng ta dùng tâm Bồ Tát của mình mà soi chiếu thì mới thấy nhân quả này rất đáng sợ.
Hòa thượng nói: “Sao bạn nhẫn tâm thế!”. Có rất nhiều người còn không muốn tạo cơ hội cho người khác có cơ hội được gặp vị Thầy sáng suốt. Đó là tâm xấu ác. Chúng ta cản trở họ, chỉ muốn họ phụng sự cho cái ta của mình thì nhân quả càng lúc càng lớn.
Trong “Kinh Nhân Quả”, Phật nói: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Khởi tâm của các Ngài đều vì chúng sinh. Các Ngài toàn tâm toàn lực xả mình vì người. Chúng ta tưởng như ngây ngô thơ dại nhưng ngây ngô trong sự tính toán. Chúng ta rất thành ý, rất nhiệt tình nhưng vì để phục vụ cho bá đồ của mình chứ không phải vì thành toàn cho sự giải thoát của chúng sanh. Chúng ta tạo ra nhân cản trở họ thì sự đọa lạc của họ, mình phải lãnh đủ nhân quả.
Một lần Thầy giảng ở chùa Ngòi Hà Đông. Trước khi Thầy giảng, có người muốn gặp riêng Thầy. Thầy trả lời: “Bây giờ tôi đã đến giờ giảng, lát nữa tôi giảng xong thì gặp tôi!”. Cuối giờ họ tìm đến gặp Thầy. Gia đình họ có một người mẹ và hai vợ chồng. Người vợ thường xuyên bị nhập, khiến cả nhà rất khổ sở. Cô ấy chỉ vào chồng của mình và nói: “Người này trước đây là Thầy của tôi. Người này trước đây đã tu hành rất tốt nhưng bây giờ không chịu tu! Vì người này không tu cho nên tôi phải phá người này”. Thầy khuyên cô ấy: “Đây là chùa do Sư Bà trụ trì. Chị nên phát tâm ở lại chùa mà tu”. Cô ấy không đồng ý. Cô ấy do bị mất cơ hội giải thoát cho nên đã trở thành oan gia.