91Thứ Hai, 19/09/2022, 18:07

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’ sáng thứ Chủ nhật, ngày 18/09/2022.

***********************

NỘI DUNG HỌC TẬP ĐỀ TÀI 1011

“CÀNG HỌC, CÀNG LÀM, CÀNG CÓ NIỀM VUI”

Chúng ta càng chân thật học đạo đức Thánh Hiền và Phật pháp thì chúng ta càng có niềm vui. Hòa Thượng bôn ba khắp nơi nhưng trong tâm Ngài luôn tràn đầy niềm vui tràn vì Ngài chân chật học, chân thật làm. Khi chúng ta làm những việc chân thật lợi ích chúng sanh thì chúng ta không cảm thấy mệt mỏi. Chúng ta rời xa tâm được mất, tâm phân biệt, chấp trước thì chúng ta không có phiền não. Hòa Thượng nói: “Chúng ta càng thật học, thât làm thì chúng ta càng có niềm vui”.

Mỗi lần, chúng ta tổ chức “Lễ tri ân Cha Mẹ” thì chúng ta đều dâng trào niềm vui. Chúng ta nghe bài hát hai ba lần thì chúng ta có thể sẽ cảm thấy chán vì nội dung bài hát không phải từ nơi tính đức lưu xuất ra. Những điều phù hợp với tính đức thì chúng ta càng nghe, càng tiếp nhận chúng ta càng có niềm vui. Chúng ta càng làm những việc thuận với tính đức, với tự tánh thì chúng ta càng có niềm vui sâu sắc.

Hòa Thượng nói: “Tôi thường nói với mọi người tôi là người học Phật, tôi là người học đạo Nho, học Đạo Giáo chứ không phải tôi là một nhà Phật học, Nho học, Đạo học. Chúng ta chân thật học thì chúng ta chân thật có niềm vui. Chúng ta học không có hữu dụng vì chúng ta chỉ là người nghiên cứu học mà chúng ta không thực hành”.

Khổng Lão Phu Tử có câu: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ”. Không có niềm vui nào bằng niềm vui học tập. Chúng ta học để chúng ta tu sửa, thay đổi, tự làm mới. Vậy thì không có niềm vui nào có thể sánh được. Niềm vui của sự chân thật học tập mạnh mẽ hơn những niềm vui do được thỏa mãn dục vọng mang lại.

Một học giả hỏi Hòa Thượng, Ngài là người học Phật mà tại sao Ngài đề xướng “Đệ Tử Quy” của Nho Gia. Hòa Thượng đưa ra thí dụ về “Tứ Khố Toàn Thư” và “Đệ Tử Quy”. Trong “Tứ Khố Toàn Thư” có rất nhiều sách nhưng trong cuốn “Đệ Tử Quy” chỉ có 1080 chữ. “Tứ Khố Toàn Thư” là tập hợp những tinh hoa của Cổ Thánh Tiên Hiền nhưng lượng kiến thức ngang bằng với “Đệ Tử Quy”.

  Pháp sư Định Hoằng khi giảng bộ đĩa “Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy”, cũng nói “Đệ Tử Quy” tương đương với “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh” điều này làm cho người học Phật không hiểu. Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất”. Một là tất cả tất cả là một. Khi chúng ta trở về với tự tánh thanh tịnh thì một là tất cả và tất cả là một. Trong tự tánh thanh tịnh không có sự phân biệt. “Đệ Tử Quy” chính là “Kinh Hoa Nghiêm”. “Kinh Hoa nghiêm” chính là “Đệ Tử Quy”. “Tứ Khố Toàn Thư” cũng là “Kinh Hoa Nghiêm”.

Họ cho rằng “Đệ Tử Quy” chỉ dạy cho đứa trẻ lên ba. Chúng ta trải qua thời gian chân thật học và trải nghiệm thì chúng ta mới có thể hiểu được điều này. Thí dụ mọi người nói một điều gì đó rất thù thắng nhưng chúng ta phải có sự thể nghiệm của bản thân thì chúng ta mới cảm nhận được. Những điều này không thể diễn đạt bằng lời mà phải bằng sự cảm nhận từ nội tâm của mỗi người.

Hòa Thượng nói: “Người học Phật phải cắm sâu những điều căn bản mà “Đệ Tử Quy” đã dạy. Nếu chúng ta không thể thực tiễn “Đệ Tử Quy” trong đời sống hàng ngày thì đời sống của chúng ta không thể đạt đến sự hoàn thiện, chỉnh chu”.

Nhiều người học Phật lâu năm nhưng cách họ đối nhân xử thế tiếp vật không gần gũi mà tách biệt với đời sống thường ngày. Hôm qua, khi các Sư Cô đến tham gia buổi “Lễ tri ân Cha Mẹ” họ ngạc nhiên vì hội trường đông người nhưng rất trật tự. Họ nói với tôi, buổi “Lễ tri ân Cha Mẹ” diễn ra quá tuyệt vời!

Đệ Tử Quy” chính là “Kinh Hoa Nghiêm” nhưng chúng ta không biết cách ứng dụng sao cho phù hợp. Chúng ta không biết khi nào ứng dụng “Đệ Tử Quy” khi nào ứng dụng “Kinh Hoa Nghiêm” vì vậy chúng ta có sự phân biệt, chấp trước. Chúng ta tự tạo ra sự cách biệt nên chúng ta không thể gần gũi với mọi người. Nếu không gần gũi mọi người thì chúng ta không thể tiếp độ, dẫn đạo mọi người.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook