/ 20
14

LIỄU PHÀM TỨ HUẤN

Tập 13

Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian: 19/04/2001

Ban biên dịch: Pháp Âm Tuyên Lưu

Địa điểm: Đài Truyền Hình Phụng Hoàng,

Thâm Quyến, Trung Quốc.


Chư vị đồng học, xin chào mọi người! Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu về nhà họ Lâm ở Bồ Điền, đây là trường hợp thứ tư về quả báo hiếu thiện tích đức. Gia đình họ Lâm ở Bồ Điền, trước đây có một bà cụ thích hành thiện thích bố thí, thường làm bánh bố thí cho người nghèo. Quanh năm suốt tháng nhưng bà không hề chán mỏi, hoan hỷ giúp đỡ những người nghèo khổ.

Có một vị tiên hóa thành Đạo sĩ.

Tiên nhân hóa thành đạo sĩ. Chúng ta không cần suy đoán về ông, chúng ta chỉ biết là có một đạo sĩ nghèo.

Mỗi ngày ông đều đến đây xin sáu, bảy cái bánh.

Ngày nào ông cũng đến.

Bà lão ngày nào cũng cho ông.

Ông xin rất nhiều, người khác chỉ xin một hai cái, nhưng ông mỗi ngày lấy sáu, bảy cái.

Ba năm như một ngày, tiên nhân biết bà làm thiện bằng tấm lòng chân thành.

Ông ngày nào cũng xin như vậy, xin suốt ba năm, bà cụ này đều hoan hỷ cho ông. Từ đây biết được bà cụ bố thí cứu người là xuất phát từ lòng chân thành.

Do đó Đạo sĩ nói với bà lão rằng.

Hôm đó đạo trưởng nói với bà cụ rằng:

Tôi ăn bánh của bà suốt ba năm, biết lấy gì để báo đáp đây?

Tôi ăn bánh của bà suốt ba năm, mỗi ngày ăn sáu, bảy cái, ăn hết ba năm, tôi lấy gì để báo đáp bà đây?

Sau nhà bà có một mảnh đất, nếu an táng ở nơi đó.

Nhà bà có một mảnh đất quý, ông nói sau này bà mất hãy mai táng ở đó.

Tương lai con cháu của bà được làm quan nhiều như số hạt mè trong một thăng vậy.

Tương lai số con cháu của bà được làm quan nhiều như một thăng hạt mè vậy. Đây là nhờ thành tâm cứu người!

Con trai bà mai táng mẹ ở chỗ đạo sĩ chỉ điểm, ngay đời đầu tiên đã có 9 người thi đậu tiến sĩ, đời đời quan tước cực thịnh, ở Phúc Kiến có câu: “Khoa bảng đề danh nhất định có người nhà họ Lâm”.

Lời nói này là thật, trước đây tôi từng sáu năm ở Kiến Âu, Phúc Kiến; cho đến thời kỳ kháng chiến, gia đình họ đời đời vẫn có hiền nhân. Con cháu của bà nghe theo lời chỉ điểm của đạo trưởng, đem mai táng bà ở đó. Quả nhiên sau khi mai táng, đời thứ nhất con cháu của bà có chín người thi đậu tiến sĩ, cho nên ở Phúc Kiến có câu: “Khoa bảng đề danh nhất định có người nhà họ Lâm”. Mỗi lần có khoa cử, thi đậu cử nhân, đậu tiến sĩ, người nhà họ Lâm chiếm đa số. Đây là tổ tông của họ, bà cụ này thành tâm bố thí cứu người, quanh năm không thấy mỏi mệt.“Lũy đại” là đời này qua đời khác,“trâm anh” là nói cái mũ thời xưa người làm quan thường đội. Cái đai trên mũ gọi là “anh”, sợi dây để thắt mũ gọi là anh, trâm cài ở hai bên gọi là “trâm”. Điều này chứng tỏ họ làm quan rất lớn, gia tộc này vô cùng hưng thịnh, tất cả đều nhờ tổ tông tích đức. Con cháu cũng không ngừng hành thiện tích đức, duy trì gia phong, đời đời không suy yếu.

Trong lịch sử có rất nhiều trường hợp như vậy, nổi tiếng nhất là Phạm Trọng Yêm. Trong văn cổ chúng ta đọc Nghĩa Điền Ký, biết Phạm Trọng Yêm từ nhỏ đã có chí lớn cứu người cứu đời, suốt đời tích lũy công đức không biết mệt mỏi. Đầu năm dân quốc, đại sư Ấn Quang khen ngợi, tổ tông tích được đức lớn ở Trung Quốc có ba người, con cháu đời đời đều được hưởng âm phước của họ. Có ba người, thứ nhất là Khổng tử, hơn 2.500 năm gia đạo không suy, đế vương các triều đại đều tôn kính Khổng Phu tử. Ngày nay vào thời đại Dân Quốc, hậu duệ của Khổng tử ở nước ngoài đều được người nước ngoài tôn kính, đây là dư phước của Khổng tử. Vị thứ hai là Phạm Trọng Yêm, đến đầu năm Dân Quốc, 800 năm không suy yếu, ông là người thời nhà Tống. Vị thứ ba là Diệp Trạng nguyên, từ đầu nhà Thanh cho đến cuối nhà Thanh, 300 năm không suy yếu. Đại sư Ấn Quang lấy trường hợp của ba người này, tổ tông tích đức sâu dày. Xem tiếp người thứ năm:

Cha của Thái sử Phùng Trác Am, lúc làm tú tài học ở trường huyện.

“Ấp” là huyện, tại trường huyện, “tường” là trường học, cũng coi như trường công lập. Khi làm học sinh trường huyện, “tường sanh” thông thường gọi là tú tài.

Vào một buổi sáng mùa đông rét buốt, dậy sớm đến trường học.

/ 20