/ 5
165

LÀM SAO ĐỂ XÂY DỰNG

CHÁNH TRI CHÁNH KIẾN TRONG TU HỌC

Tập 4

Pháp sư Thành Đức chủ giảng

Ngày 13 tháng 5 năm 2019

 

Xin chào cả nhà, chúc cả nhà buổi sáng cát tường. A Di Đà Phật!

Trong giáo huấn của mình, tổ sư Ấn Quang đã nhấn mạnh, trước hết phải nghiêm trì giới luật, bởi vì giới luật là nền tảng của việc tu học, nền tảng của việc tu học, giới là cái gốc của Vô thượng Bồ đề. Ngài còn nhắc đến 1 trọng điểm, tâm Bồ đề là chủ soái của việc tu học, đánh trận không thể không có chủ soái. Vậy nên tâm Bồ đề là chủ soái, vậy hễ chúng ta nhắc đến tâm Bồ đề thì mọi người phải rất coi trọng. Trọng điểm thứ 3 mà Ấn tổ nói, tin sâu nguyện thiết là người dẫn đường trong việc tu học, nguyện lực tin sâu nguyện thiết này sẽ đưa quý vị đến thế giới Tây phương Cực lạc, tâm Bồ đề là chủ soái, rất quan trọng.

Chúng ta đọc “Bài văn Khuyên Phát Tâm Bồ Đề” đã cho chúng ta 1 lời nhắc nhở rất quan trọng “Nhập đạo yếu môn, phát tâm vi thủ, tu hành cấp vụ, lập nguyện cư tiên. Nguyện lập tắc chúng sanh khả độ, tâm phát tắc Phật đạo kham thành” (Cửa chính yếu để vào đạo lấy sự phát tâm làm đầu, việc khẩn cấp tu hành thì sự lập nguyện đứng trước. Nguyện lập thì có thể độ chúng sanh, tâm phát thì Phật đạo có thể thành). Vậy lời nhắc nhở tiếp theo đây sẽ rất quan trọng “Cẩu bất phát quảng đại tâm, lập kiên cố nguyện, tắc tung kinh trần kiếp, y nhiên hoàn tại luân hồi” (Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập nguyện vững bền kiên cố, thì dù trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng vẫn y nhiên ở trong vòng luân hồi). Bây giờ chúng ta vẫn đang luân hồi, cho nên rất có thể trong đời quá khứ chúng ta tu hành bị 1 vấn đề chính yếu nhất là gì? Chưa phát tâm Bồ đề. Đoạn khai thị này của tổ sư, ngài đã liền trích dẫn 1 đoạn trong “Kinh Hoa Nghiêm” là vua của các kinh rằng “Vong thất Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp” (Nếu quên mất tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, đó là ma nghiệp), hành thiện đến sau cùng biến thành gì? Ma nghiệp. Câu nói này rất có trọng lượng phải không. Nhà Phật có 1 câu gọi là tam thế oán, tu thành tam thế oán, đời thứ nhất tu phước, đời thứ hai hưởng phước, đời thứ ba đọa lạc.

Xã hội hiện tại của chúng ta mọi người đã thấy rất rõ ràng, người có tiền tài, người có quyền lực, họ không biết tu hành, cứ đem tiền tài quyền lực ra phung phí, thậm chí còn làm việc xấu, cho nên trong 1 đời đã xài hết phước báo của cả mấy đời, sau đó lại gây nên vô lượng vô biên tội nghiệp. Như thế mặc dù họ đang được hưởng phước nhưng họ không phát tâm Bồ đề, “vong thất Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp” (Nếu quên mất tâm Bồ đề mà tu các pháp lành) thì sẽ biến thành ma nghiệp. Ở đây nói là, đoạn này của “Kinh Hoa Nghiêm” không phải là “chưa phát tâm” mà là gì? Phát tâm rồi nhưng lại quên mất. Vì thế câu nhắc nhở đầu tiên trong “Trung Dung” rất là quan trọng “Đạo dã giả, bất khả tu du ly dã” (cái Đạo ấy không thể xa rời dù chỉ trong chốc lát), cho nên tâm Bồ đề là đạo, không được rời xa giây lát.

Do vậy chúng ta lúc nào cũng phải gìn giữ tâm Bồ đề này, dùng tâm Bồ đề để làm tất cả mọi sự đều là công đức thù thắng. Ví dụ hôm qua chúng ta đi leo núi, chúng ta leo núi phải leo lên dốc đúng chưa? Leo núi cũng phải xuống dốc đúng chưa? Trong “phẩm Tịnh Hạnh” của “Kinh Hoa Nghiêm” đã nói: “Kiến thăng cao lộ” (Thấy lên đường cao), chúng ta leo dốc mà, “kiến thăng cao lộ, đương nguyện chúng sanh” (Thấy lên đường cao, nên nguyện chúng-sanh), “đương nguyện chúng sanh” tức là “tâm bao thái hư”. Mọi người có quen thuộc câu “đương nguyện chúng sanh” này không? Quen thuộc. “Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm”, 3 câu, những câu trong Tam quy y là từ đâu mà ra? Từ “phẩm Tịnh Hạnh” trong “Kinh Hoa Nghiêm” mà ra.

Cho nên chúng ta thấy sắp lên dốc rồi, “kiến thăng cao lộ, đương nguyện chúng sanh, vĩnh xuất tam giới, tâm vô khiếp nhược” (Thấy lên đường cao, nên nguyện chúng-sanh, khỏi hẳn ba cõi, tâm không khiếp nhược), không sợ hãi, dũng cảm mà leo lên, “tâm vô khiếp nhược” (tâm không khiếp nhược). Vậy chúng ta thời thời biết là phải gìn giữ tâm Bồ đề này, khi leo núi cũng là đang tích lũy công đức, tâm chúng ta khởi lên sẽ là nguyện cho chúng sanh đều có thể “vĩnh xuất tam giới, tâm vô khiếp nhược” (khỏi hẳn ba cõi, tâm không khiếp nhược). Hôm qua huynh trưởng Nhuế có nói trước đây huynh ấy không dám phát tâm, hôm qua huynh ấy đã lấy dũng khí mà phát tâm rồi, đây là “tâm vô khiếp nhược” (tâm không khiếp nhược).

/ 5