/ 5
316

LÀM SAO ĐỂ XÂY DỰNG

CHÁNH TRI CHÁNH KIẾN TRONG TU HỌC

Tập 3

Pháp sư Thành Đức chủ giảng

Ngày 9 tháng 5 năm 2019

 

Xin chào cả nhà, chúc cả nhà buổi sáng cát tường, A Di Đà Phật!

Mấy tiết học này chúng ta cùng nhau trao đổi về những quan niệm và tâm thái khi học tập, bởi vì những quan niệm và những tâm thái này lúc nào cũng đang chỉ đạo cho phương hướng tu học và tri kiến tu học của chúng ta. Nếu quan niệm, tâm thái không đúng, những pháp dược này có thể cứu người, cũng có thể làm sao? Hại người, nguyên văn thì nói là giết người. Vì thế chúng ta tu học điều quan trọng đầu tiên là chánh tri kiến, nhất định phải có tri kiến đúng đắn mới có thể chỉ đạo chúng ta không bị lầm lạc khi đi trên con đường Bồ đề. Thành Đức sẽ trích một vài kinh điển và một vài lời giáo huấn của sư trưởng chúng ta, có thể nhớ đến điều gì thì sẽ cúng dường cho mọi người điều đó, cũng rất là có hạn, rất có thể những quan niệm và tâm thái mà mọi người thể hội được còn nhiều hơn và còn quan trọng hơn Thành Đức thể hội nữa. Vậy nếu như mọi người có những thể ngộ đó thì làm phiền phản hồi cho Thành Đức một chút, như vậy khi Thành Đức giảng những tiết học này thì chiều sâu và bề rộng mới có thể tốt hơn và được nâng cao hơn nữa.

Thứ nhất, sư trưởng chúng ta khi giảng kinh thường nói rằng “Tùy thuận giáo huấn của thánh hiền Phật Bồ tát, không tùy thuận phiền não tập khí của mình”, đây là trọng điểm thứ nhất. Sư trưởng cũng thường nhấn mạnh, trước khi chứng A la hán thì không được tùy tiện tin vào suy nghĩ của mình. Trong “Nhân duyên 10 năm theo học kinh giáo với ân sư – Thầy Tuyết Lư” sư trưởng cũng có nói rằng, khi đó thầy Lý Bỉnh Nam có mời ân sư tham gia lớp nội điển, tức là lớp giảng kinh, ân sư nói rằng ngài ấy chỉ là học kinh chứ không dám giảng kinh. Có không? Bởi vì ngài có kể lại công án gì? Chuyện chuyển ngữ sai một chữ liền đọa 500 kiếp làm thân chồn hoang. Xin hỏi mọi người, có phải giảng kinh không? Không giảng? Không giảng thì phải làm gì? Đúng rồi, không giảng, không giảng thì thành tựu được sao?

Và tất nhiên khi chúng ta tu học thì phải có một tâm thái rất quan trọng đó là “Lìa tướng ngôn thuyết”, phải không? Được, ngôn thuyết này rất là đáng sợ phải không? Nói sai 1 chữ, chỉ sai 1 chữ mà thôi, quả báo là gì? 500 kiếp làm súc sanh, 500 kiếp làm thân chồn hoang, nghe câu này thấy rất đáng sợ. Nhưng nhìn từ một góc độ khác, nếu phạm lỗi lầm này cũng tức là đã nghiêm trọng lắm rồi mới phạm phải. Tại sao? “Lìa kinh một chữ tức đồng với ma thuyết”, họ đã không y theo kinh giáo của Đức Phật mà giảng nữa rồi. Vậy xin hỏi mọi người, khi chúng ta không y theo kinh giáo của Đức Phật để giảng giải đạo lý thì đó là tâm thái gì? Mình còn lợi hại hơn Đức Phật nữa. Cho nên lúc nãy sư phụ có nói, trước khi chứng A la hán thì không được tùy tiện tin theo suy nghĩ của mình. Bởi vì A la hán đã đạt đến giác rồi, các ngài đã chánh giác, tư duy của các ngài sẽ không sai lầm. Hơn nữa sư phụ rất từ bi, ngài thấy rõ được căn tánh của chúng sanh chúng ta đời này, đã cho chúng ta rất nhiều pháp dược quan trọng.

Ví dụ sư phụ có nói, 8 chữ của Khổng Lão Phu Tử mà ngài khâm phục nhất, tại sao sư phụ lại từ trong “Luận Ngữ”chọn ra 8 chữ này? Đó là đang hộ trì cho hết thảy chúng sanh sau này, bởi vì chúng ta đã bước vào thời kì mạt pháp, thậm chí lão pháp sư đã có thế hệ sau cùng truyền thừa văn hóa Trung Hoa rồi. Tuổi tác chúng ta tính ra thì thuộc hàng gì của sư phụ? Hàng cháu rồi. Bây giờ ở đây có rất nhiều huynh trưởng khoảng tầm 20 tuổi, đó là gì? Đã là hàng chắt rồi, đã nhỏ hơn chúng ta một thế hệ. Hai ba thế hệ này là hai ba thế hệ không có căn cơ, hơn nữa mỗi thế hệ đều thế nào? Tiếp tục đi xuống, tất nhiên cũng đã đi lên rồi, đã thắng lại và đi lên, bởi vì có thể mấy năm nay đã xuất hiện thai giáo và đã bắt đầu học rồi.

Theo thông tin đáng tin cậy được tiết lộ, tôi được biết là có em chỉ 14 tuổi, em được thai giáo và cầu nguyện mà có, cha mẹ em đều rất dụng tâm và tự mình nuôi dạy em. Vậy thì chúng ta phân tích chuyện này, vạn pháp do nhân duyên sanh ra, chúng ta sống trong một thời đại như thế này, nhưng mọi người đừng có vừa nghe như vậy “Hồi xưa mình cũng không được thai giáo”, rồi lại chán nản. “Bài văn Khuyên phát tâm Bồ Đề” có một đoạn dạy rằng “Vật dĩ căn thiển nhi tự bỉ vô phận” (Đừng vì căn cơ cạn cợt mà tự khinh không có phần), phải không? “Căn thiển nhi nhật thâm” (Rễ cạn ngày càng sâu). Cho nên nếu như căn cơ chúng ta không tốt, kinh điển luôn rất viên dung, “Nhân nhất năng chi kỉ bách chi, nhân thập năng chi kỉ thiên chi” (Người ta cố gắng một, thì mình phải cố gắng một trăm; người ta cố gắng mười, thì mình phải cố gắng một ngàn), vì thế Phật pháp là viên dung nhất. Do vậy hễ chúng ta có phiền não tức là tư duy chúng ta có phân biệt chấp trước, không y theo kinh Phật, nếu không thì lúc nào cũng đều có thể lý đắc tâm an, luôn an trú trong kinh điển. Căn cơ chúng ta không được tốt lắm, “Trung Dung” có nói với chúng ta “Nhân nhất năng chi kỉ bách chi, nhân thập năng chi kỉ thiên chi” (Người ta cố gắng một, thì mình phải cố gắng một trăm; người ta cố gắng mười, thì mình phải cố gắng một ngàn).

/ 5