/ 14
200

LÀM SAO ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIẢNG DẠY TOÀN DIỆN

CỦA GIÁO VIÊN

Chủ giảng: Cô giáo Dương Thục Phân

Thời gian: Tháng 1 năm 2013

Địa điểm: Thông Châu Bắc Kinh

Tập 8


Cho nên từ những công phu căn bản này chúng ta sẽ cảm nhận được khi học tập chúng ta sẽ học rất chân thật, vì trong đó có đạo lý rất sâu sắc, trong đó có một sức hấp dẫn, trong quá trình học tập nếu người ta không có sức hấp dẫn, không có động lực, luôn cho rằng điều này rất bình thường, chúng ta nghĩ xem, những thứ rất bình thường, nước hàng ngày cũng rất bình thường nhưng có cần phải uống không? Cần. Các bạn đừng tưởng là nó bình thường, nếu không có nó thì không được đâu. Chúng ta thấy mặt trăng cũng rất bình thường, nhưng mặt trăng xưa nay đã soi chiếu bao nhiêu người rồi, đến nay người ta vẫn luôn ca tụng mặt trăng, tại sao? Mặc dù nó lâu đời như vậy nhưng nó vẫn tươi mới muôn đời, đây là một nguyên tắc mà các bạn trẻ chúng ta cần nắm vững khi học tập, nhất định phải từ cái căn bản sau đó mới mở rộng ra ngoài. Nếu như không có cái căn bản mà chỉ muốn mở rộng ra là điều không thể, không có cái gốc vững vàng thì không thể phát triển lên tiếp, cho nên tôi rất thích quan sát cây cối, quan sát hoa cỏ, rất nhiều lúc ở bên lề đường chúng ta, từ một khe đá cũng có thể mọc ra một ngọn cỏ nhỏ, chúng đã mọc ra bằng sức mạnh gì, tôi thường suy nghĩ về điều này. Chúng ta lại xem những cây đại thụ, đại thụ lớn như vậy, trong đại thụ đó còn có những cây nhỏ khác, tại sao lại có những cây nhỏ khác? Mọi người có thấy trong một cây lớn sẽ có những cây nhỏ khác không? Có thấy không? Trong nhà tôi cũng có cái cây như vậy, chim chóc đã tha những hạt giống khác bỏ vào trong cây, sau đó chúng đã phát triển thành một cây con khác, cho nên nhà tôi có một cây nhãn, trong đó lại mọc ra một cây đa khác đã được hai ba chục năm rồi, trong cây nhãn có một khe hở, từ khe hở đó mọc ra một cây đa, đó là nguyên nhân từ ai? Nguyên nhân từ lũ chim, chúng đã tha hạt giống cây đa đến đây. Cho nên mỗi khi nhìn thấy cái cây này tôi liền nghĩ là cây nhãn có thể bao dung cây đa cùng nhau trưởng thành. Vậy con người chúng ta tại sao không thể bao dung bệnh tật, hễ bị bệnh tật gì liền nghĩ cách trừ bỏ nó đi? Không có tâm bao dung để chúng có cơ hội tự điều chỉnh, cho nên có nhiều lúc chúng ta đều tự rước khổ vào thân, không có khả năng hóa giải nó. Sau đó nhìn thấy hoa cỏ cây cối, mỗi năm đến mùa chúng phát triển tươi tốt nhất chắc chắn sẽ bị sâu, bị sâu thì cây cối vẫn không giết chết lũ sâu đó, vì chúng không có năng lực này, chúng vẫn dung chứa sâu bọ trên thân mình. Lại nghĩ đến chúng ta, nếu thân thể mình bị ung thư thì nhất định phải tìm cách giết bỏ chúng đi để thân thể mình được khỏe mạnh. Nhưng tôi lại nhìn thấy những cây cối hoa cỏ này cũng thường xuyên bị sâu bọ, sau khi bị sâu bọ thì mùa đông năm nay chúng ta nhìn thấy chúng rụng hết lá, đến mùa xuân sang năm thì vẫn tiếp tục phát triển tươi tốt. Vậy chúng nói với chúng ta điều gì? Bao dung, bốn mùa hoán đổi, chúng ta phải hiểu rõ những giai đoạn này. Sau khi hiểu rõ rồi thì trong quá trình dạy học chúng ta sẽ biết học sinh có em tốt có em không tốt, học sinh cũng sẽ ồn ào, trong giờ học chắc chắn các em cũng sẽ làm những việc mà giáo viên không nói nổi, nhưng nếu như giáo viên chúng ta có tâm bao dung, có tâm thái giúp các em từ từ điều chỉnh, tôi tin là các em dưới sự dạy dỗ của chúng ta thì dần dần sẽ đi được quãng đường rất tốt, sẽ phát triển rất tốt. Cho nên giáo viên chúng ta trước tiên phải có định lực và sự kiên trì, chúng ta cũng phải cho các em học sinh có cơ hội trưởng thành, chứ không phải hôm nay những điều mình đã dạy thì học sinh phải lập tức biết ngay, chưa chắc đã biết. Cho nên chúng ta xem nét hất này, nét này là lên dốc, hướng lên trên, hướng lên trên đều khá là khó, phàm những khi phải học tập tiến lên thì đều hay từ chối, hướng xuống thì dễ dàng hơn, mọi người có cảm giác này không? Chúng ta viết nét chấm bên phải thì khá dễ, viết nét sổ là dễ nhất, cứ kéo xuống thế này, có thấy dễ lắm không? Nét sổ, vì nó hợp với cơ thể con người hướng xuống dưới, đọa lạc đều khá là nhanh. Từ đây chúng ta có thể cảm nhận được đôi chút. Vậy chúng ta hiểu rõ đạo lý của nét ngang này là gánh nặng leo dốc, hiểu rõ đạo lý dừng lại đúng lúc, cho nên từ: “Vĩnh tự bát pháp” có thể cảm nhận được những điều bình thường này thật sự sẽ có quan hệ rất sâu sắc với cuộc đời chúng ta. Về kết cấu của chữ viết, sự hòa hợp của nó chúng ta có thể nói là sự hòa hợp trong quan hệ nhân tế, mỗi một nét bút chúng ta phải tổ chức làm sao cho tốt, cho hòa hợp, sự hòa hợp này vận dụng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng sẽ cảm thấy chữ viết này nhìn có vẻ rất hòa hợp. Giữa người và người nếu không hòa hợp thì cuộc sống sẽ thấy rất ức chế, ví dụ hai vợ chồng, hai người thôi nhưng cũng rất khó hòa hợp, vậy phải làm sao? Phải điều hòa, phải điều giải. Giữa người và người nếu không biết điều chỉnh thì sẽ không tốt. Cho nên trong quá trình luyện chữ chúng ta cũng luôn không ngừng điều chỉnh, không ngừng thay đổi, từ đó chữ viết này mới viết đẹp được. Chúng ta xem chữ "phước", nghĩa gốc của chữ "phước" "hựu", nghĩa là phù hộ, nó có bộ “thị”, âm “bì”, có nghĩa là “mãn”, tức là thần thánh ban xuống điều cát tường để thỏa mãn nguyện vọng của con người thì gọi là phước. Nếu chúng ta cho học sinh viết chữ "phước" này vào dịp lễ tết thì chúng ta phải hiểu chữ "phước" này có nghĩa là cát tường và thỏa mãn nguyện vọng của con người, thì khi viết các em sẽ thấy khác. Nếu các em viết tặng trưởng bối thì trong tâm các em sẽ hiểu là thì ra đây là sự cát tường do thần thánh ban tặng để thỏa mãn nguyện vọng của mọi người. Cho nên mỗi lần lên lớp dạy học sinh viết chữ chúng tôi kiến nghị mọi người bắt đầu từ tiểu triện, nói cho học sinh biết ý nghĩa, hàm nghĩa của chữ này, để học sinh hiểu rõ thì ra chữ viết này chứa đầy trí huệ bên trong đó, khi mình đang viết chữ này thì mình cũng cảm nhận được trí huệ của cổ nhân khi tạo nên chữ viết đó, mình có thể biến trí huệ đó thành trí huệ của mình. Nếu như ngày nay mình có thể ban phước cho người khác tức là mình có thể giúp đỡ người khác, ví dụ giúp những việc nhỏ nhặt như nói cho người ta biết từ đây đến bến xe nên đi thế nào, để người ta giải quyết vấn đề đi lại, đó cũng là một việc tốt, ban phước cho người ta. Có một lần tôi đi xe buýt, ở Đài Loan, tôi rất ít đi, muốn trải nghiệm một chút, kết quả lên xe thì không có chỗ ngồi, nhưng cũng không nhiều người lắm, chỉ ngồi vừa hết chỗ thôi, có một em học sinh cấp 3 bước đến và nói: "Dì ơi! Dì ngồi đi!", tôi bỗng ngẩng ra giây lát: "Mình mấy tuổi rồi, có phải mình già lắm không?", đó là ý niệm đầu tiên, rồi tôi liền chuyển qua ý niệm tiếp theo: "Mấy bạn trẻ bây giờ lễ phép thật, "Đệ tử quy" nói "người lớn trước, người nhỏ sau", mình nhìn có vẻ giống người lớn", nên tôi liền điều chỉnh lại tâm thái của mình, liền thấy rất vui, mặc dù tôi không đến đó ngồi vì đi đoạn đường rất gần, chỉ ba bốn trạm mà thôi, tôi cứ đứng đó. Kết quả em học sinh đó vẫn không bỏ cuộc, trạm kế tiếp có người xuống xe em ấy liền nói: "Dì ơi! Ở đây có chỗ ngồi". Tôi không tiện từ chối ý tốt của em ấy nên đã đến đó ngồi. Các bạn nghĩ xem, mặc dù chỉ là một động tác nhỏ nhoi nhưng đã khiến tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc, chúng ta nhìn thấy các bạn trẻ lễ phép như vậy thì thấy rất hạnh phúc, một động tác rất nhỏ nhưng nó có thể khiến người ta cảm thấy hạnh phúc dâng trào. Cho nên chúng ta từ cuộc sống thường ngày, một cái "ngộ" nhỏ nhoi, một sự thể hội nhỏ nhoi, một câu nói nhỏ nhoi cũng có thể khiến thế giới của chúng ta tràn ngập sự hòa hợp, tràn ngập sự an tường, chúng ta đừng xem thường. Cho nên người xưa mới nói: "đừng cho đó là việc thiện nhỏ mà không làm", thật sự rất là có lý, thật sự rất tốt. Và điểm thứ năm là chúng ta phải thường xuyên giới thiệu, nếu chúng ta dạy thư pháp thì phải thường xuyên giới thiệu câu chuyện về các nhà thư pháp, để học sinh khởi lên tâm ngưỡng vọng, thường dùng tâm: "bảy phần đức ba phần tài" để khích lệ học sinh. Ở đây chúng ta có thể kể về một nhà thư pháp vô cùng nổi tiếng của Đài Loan, từ khi ông còn trẻ, khi còn đang cầu học, ông đã luyện được 10 vạn kí giấy báo, 10 vạn kí giấy báo, đợi đến khi đã thành công thì ông nói rằng trong quá trình cầu học của mình thật sự là rất có tâm ngưỡng vọng đối với thư pháp, khổ luyện, cho nên giấy báo có thể mọi người đều không muốn dùng đến, cũng không nghĩ đến việc tận dụng tài nguyên, cho nên ông đã thu gom lại, đến văn phòng nhờ các giáo viên, nhờ các bạn học nếu có giấy báo thì để dành cho ông, do đó ông đã viết được không dưới 10 vạn kí giấy báo, sau cùng đã thành danh. Bây giờ ông là một giáo sư thư pháp hết sức nổi tiếng ở Đài Loan. Điểm thứ sáu, thư pháp và cuộc đời có rất nhiều triết lý liên quan chặt chẽ không tách rời, chúng ta viết chữ sẽ có liên quan đến sự hoạt động của tâm hạnh, cho nên chữ viết quá cứng nhắc hoặc quá cẩu thả thì đã ẩn chứa tâm hạnh của cá nhân bạn, chữ viết của bạn từ tâm hạnh của bạn thể hiện ra, người khác nhìn vào sẽ biết được cá tính và tính tình của bạn. Cho nên nếu các bạn có viết chữ tặng cho người khác thì chúng tôi khuyên mọi người khi tâm trạng không tốt thì đừng viết, tâm trạng không tốt thì đừng viết chữ tặng người khác, trong lòng không vui cũng đừng viết tặng người khác, phải nhớ là những chữ viết đem đi tặng đó tượng trưng cho từ trường của bạn lúc đó, cho nên lúc đó tâm trạng và tinh thần của chúng ta phải tốt thì bức chữ đó mới có đầy đủ tinh khí thần của các bạn, mới có sức sống. Và người nữ thì không nên học những chữ quá cứng cỏi. Trước đây có kể với mọi người, đồng nghiệp của tôi có nói ở Đài Loan có những nữ thư pháp, nếu chữ viết rất cứng cỏi thì các bạn hỏi thăm một chút, thông thường chồng của họ đều không còn nữa, tại sao không còn nữa? Bị tương khắc mà ra đi. Một người khác thì sức khỏe rất yếu vì bạn quá cứng rắn, bạn quá cứng rắn thì bạn đời của bạn sẽ không chịu nổi, sức khỏe sẽ rất yếu. Cho nên khi đồng nghiệp đó nói với tôi đạo lý này thì tôi rất kinh ngạc, rất áp lực, vì trước đây chữ tôi viết vô cùng cứng rắn, vì tôi cho rằng viết chữ thì phải thể hiện cho được sức mạnh trong nội tâm của mình, cho nên hồi xưa, khi tôi khoảng hơn 20 tuổi thì cha tôi đã đem chữ tôi viết đến cho một cụ ông trong vùng xem, ông cụ đã bảo cha tôi nhắn lại với tôi là không nên viết chữ cứng rắn như vậy, nhưng tôi không để tâm đến. Sau đó tôi được chuyển đến một cơ quan khá lớn, chúng tôi đã thành lập một hội liên nghị thư pháp quy mô nhỏ, trưởng bối này có lẽ đã nhìn thấy chữ viết của tôi quá cứng rắn nên đã nói về giới thư pháp ở Đài Loan, các nữ thư pháp nếu viết chữ quá cứng thì bạn đời của họ đều bị khắc mà ra đi. Câu chuyện này đã khiến tôi rất chấn động, cho nên sau đó viết chữ tôi đều chú ý làm sao để ngoài mềm trong cứng, đừng viết chữ quá cứng rắn cương ngạnh như vậy, đây là lời nhắc nhở rất quan trọng đối với một người nữ trong cuộc đời này, điều này rất quan trọng. Cho nên giáo viên chúng ta trong quá trình giảng dạy thì học sinh nam và học sinh nữ phải có cách dạy khác biệt nhau, nam sinh thì dạy các em viết chữ cứng cỏi một chút, nữ sinh thì thà rằng phải dạy các em viết chữ mềm mỏng một chút, đây là một điều tham khảo rất quan trọng.

/ 14