/ 14
184

LÀM SAO ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIẢNG DẠY TOÀN DIỆN

CỦA GIÁO VIÊN

Chủ giảng: Cô giáo Dương Thục Phân

Thời gian: Tháng 1 năm 2013

Địa điểm: Thông Châu Bắc Kinh

Tập 7

 

Xin chào các thầy cô! Mấy ngày trước chúng ta đã giới thiệu bảy cách làm sao để nâng cao năng lực của một giáo viên, bắt đầu từ hôm nay chúng ta lại giới thiệu về nội dung mới, thứ nhất là khai mở ngộ tánh. Tôi nhớ là trước đây tôi đã từng thỉnh giáo với thầy mình: “Chúng ta là giáo viên thì phải dạy học sinh ra sao?”. Thầy tôi im lặng một lúc rồi nói: “Ngộ tánh”, chỉ nói hai chữ: “ngộ tánh”. Là một học sinh tôi liền nghĩ đến, trong công tác dạy học, một giáo viên làm sao có thể khai mở ngộ tánh, làm sao khiến học sinh sau khi nghe bài giảng của bạn có thể khai mở cảm ngộ tự phát trong nội tâm của em, nếu vậy thì giáo viên sẽ khá là nhẹ nhàng, vì học sinh có ngộ tánh thì chắc chắn em ấy sẽ biết sau này phải nên học tập ra sao, hiện tại phải nên nghe giảng như thế nào. Cho nên nội dung dạy học chúng ta phải chú trọng ở việc khai mở ngộ tánh, làm sao khiến học sinh có khả năng học một biết mười, đây là điều hết sức quan trọng. Cho nên giáo viên phải bắt đầu từ tâm cung kính của bản thân mình, điều này rất quan trọng, phải bắt đầu từ tâm cung kính và đức hạnh của mình, vì chúng ta muốn dạy học sinh có ngộ tánh thì trước hết có phải là giáo viên phải có ngộ tánh không? Phải có. Ngộ tánh này đến từ đâu? Phải học từ tâm cung kính và đức hạnh thì mới có được công phu chân thật. Là một giáo viên, từ trong tâm chúng ta đối với nội dung dạy học, cầm giáo án trong tay chúng ta phải dạy học sinh ra sao để giúp các em hiểu được, sau khi hiểu được rồi còn biết vận dụng, đây là điều rất then chốt. Cho nên chúng ta phải hạ công phu về mặt kĩ thuật, những tài liệu liên quan và nội dung những câu chuyện kể, là một giáo viên thì nhất định phải biết làm phong phú nội dung bài giảng của mình, đây là điều rất quan trọng.

Về đức hạnh và tâm cung kính thì mạt học có rất nhiều cảm nhận, vô cùng nhiều cảm nhận. Khi vừa mới tiếp xúc với văn hóa truyền thống, tôi đi nghe giảng tiết đầu tiên, sau khi nghe xong tiết đầu tiên thì tôi phát hiện phần lưng của mình rất đau, về nhà tôi nghĩ lại, 90 phút đó tôi ngồi dựa lưng ghế mà nghe, dựa rất thoải mái tại sao lại bị đau lưng? Tôi đã suy nghĩ vấn đề này, kết quả nghĩ ra là mình không cung kính với thầy giáo, tại sao vậy? Bởi vì thầy giáo xếp bằng ngồi thẳng, thầy giáo thì xếp bằng ngồi thẳng trên bục giảng bài, chúng tôi làm học sinh thì ngồi dựa lưng ra ghế mà nghe rất thoải mái, hơn nữa đa phần là vừa nghe vừa nghi ngờ, trong tâm luôn nghi ngờ, tiết đầu tiên chắc chắn là có nghi ngờ. Cho nên tôi đã lập tức nghĩ đến việc mình không cung kính với thầy giáo. Cho nên bắt đầu từ tiết thứ hai tôi liền ngồi lại ngay ngắn, không dám dựa vào lưng ghế, rất cung kính mà yêu cầu bản thân mình không được có bất kì vọng niệm gì. Cho nên trong 90 phút đó muốn tìm một vọng niệm thì cũng rất khó, vì tôi nghĩ là chỉ có tâm cung kính mới có thể khai mở ngộ tánh của một người, do đó lúc đó tôi đã nghĩ là do mình không cung kính thầy giáo thì làm sao học được tâm pháp của thầy chứ? Khi thầy đang dạy chúng ta, kể cả sau đó tôi bái sư tập nghệ, học thư pháp và hội họa, mỗi lần thầy dạy, từ cách làm mẫu của thầy cho đến cách chấm mực cho đến từng câu nói của thầy, tôi yêu cầu bản thân mình rất nghiêm, nhất định phải nghe cho kĩ thầy giảng như thế nào, sau khi quay về phải khổ luyện một tuần, tuần sau gặp lại thầy, phải đi xe hơn hai tiếng đồng hồ mới đến được nhà thầy, lúc đó cũng có không ít học sinh, chúng tôi học chung với nhau, tôi đến từ nơi xa nhất. Vậy thì khi nhìn thấy những thứ các thầy viết, các thầy vẽ, là người mới học thì chúng ta sẽ thấy rất ngưỡng mộ, vì người ta đã học rất nhiều năm rồi, viết rất đẹp, lập tức liền khởi lên tinh thần hăng hái phấn đấu, cho nên sau khi học một tiết thì tôi về nhà rất chăm chỉ, mọi người có nghe thấy ai một tuần luyện vẽ 1000 bức chưa? Luyện quốc họa, luyện công phu căn bản, luyện 1000 bức, mua rất nhiều giấy, không phải giấy khổ lớn mà là giấy A3, cứ luyện mãi. Cho nên mỗi lần thầy giáo nhìn thấy tôi đều nói tôi là thiên tài, tất cả các học sinh, bạn học, huynh trưởng đều nói tôi là thiên tài. Xin hỏi tôi có phải là thiên tài không? Phải không? Không phải, chỉ là khổ luyện mà thôi, từ việc khổ luyện đó, thật ra cũng không phải khổ luyện mà là nhất tâm ngưỡng vọng, ngày nay tôi có năng lực này, có cơ hội học tập này, năng lực đó tức là chỉ những điều tôi làm được, tôi cứ luyện mãi, luyện đến khi nào rất thuần thục thì sẽ biết. Cho nên chúng ta từ kinh điển mà dạy học thì sẽ cảm nhận rất sâu sắc về việc: “ôn cố tri tân” (ôn cái cũ biết cái mới), lại cảm nhận được câu: “hay làm khéo tay”, nhưng: “ôn cố tri tân” (ôn cái cũ biết cái mới) và “hay làm khéo tay” hiện nay rất nhiều giáo viên kể cả các bạn trẻ đều không khắc ghi hai câu này trong tâm mình, họ cho rằng điều này rất đơn giản, có gì để học đâu chứ? Nhưng thật ra có thể học được rất nhiều, có thể cảm nhận rất sâu sắc. Cho nên chúng ta trong quá trình học tập, tâm thái học tập của bạn, nếu như tâm thái của bạn không lắng lại để học, luôn mong ước xa vời, một bước lên trời, đó là chuyện không thể nào. Cho nên mỗi một người chúng ta trước hết phải hiểu rõ chính mình, tính cách của mình nếu có khuyết điểm như vậy thì phải sửa đổi. Thế nào là cắm gốc? Gốc vững rồi mới sanh trưởng được, gốc không vững thì không sanh trưởng được, đây là điều rất quan trọng. Vậy chúng ta xem tiếp, trong lớp học chúng ta phải làm sao để giúp đỡ học sinh? Điều đầu tiên, chúng ta phải chuẩn bị bài cho thật nghiêm túc, vô cùng quan trọng. Trước hết bản thân mình phải có cảm ngộ, cảm ngộ là điều rất quan trọng, hơn nữa còn phải có sự lý giải sâu sắc, lý giải được rồi thì mới ngộ được, ngộ rồi còn phải thâm nhập, thâm nhập rồi mới có khả năng chỉ đạo học sinh bất cứ lúc nào. Cho nên việc bổ sung ngoài giờ học cũng khá là quan trọng. Bởi vậy giáo án, nội dung chuẩn bị bài của giáo viên chúng ta không phải chỉ có một quyển, lúc nào chúng ta cũng phải nghĩ rằng căn cơ của học sinh bây giờ không như trước đây, giáo viên cũng phải tiến cùng thời đại, những nội dung nên tiếp thu, những kiến thức nên tìm hiểu, những đạo lý cuộc sống nên biết rõ, chúng ta không được bỏ sót cái nào hết. Là một giáo viên lúc nào cũng phải ghi chép lại tình hình dạy học của mình, ví dụ tôi dạy 5 lớp, mỗi lớp có độ tuổi khác nhau, đặc điểm của học sinh trong mỗi lớp cũng khác nhau, là giáo viên thì phải nên tìm hiểu tình hình của học sinh. Tìm hiểu tình hình của học sinh tức là trong giờ học, khi giáo viên đang giảng dạy, học sinh có cảm giác gì về lời giảng của giáo viên không, nếu học sinh không có cảm giác gì thì giáo viên nên điều chỉnh nội dung bài giảng của mình, đồng thời phải bắt tay từ công phu cơ bản, ở đây chúng ta nói là chủ yếu bắt tay từ công phu cơ bản, những cái nào là công phu căn bản khi dạy học, quá trình của mỗi một công phu cơ bản chúng ta đều phải hiểu rất rõ, không những hiểu rõ mà phương pháp giảng dạy của chúng ta phải rất đa dạng, bởi vì ngộ tánh của mỗi người là khác nhau, cá tính tư chất của mỗi người là khác nhau, phương pháp giảng dạy của giáo viên phải luôn luôn điều chỉnh để giúp học sinh tiếp thu từ cạn đến sâu nội dung giáo viên đã giảng, công phu sư phạm của giáo viên nhất định phải khiến học sinh lý giải được, điều này rất quan trọng. Là một giáo viên thì khi nào chúng ta mới có thể bồi dưỡng mình tốt nhất? Vào các kì nghỉ hè nghỉ đông, nghỉ hè nghỉ đông mình phải học bao nhiêu, nhất định phải lên kế hoạch cho công khóa của mình, sau khi xác định rồi, hy vọng bạn có thể làm được, nhưng đừng mong ước xa vời lắm, vì dịp tết chúng ta lâu lắm mới về nhà sum vầy với người thân, ở bên người thân mọi người đừng nghĩ là không có gì để học, thật ra lại học được rất nhiều, sẽ học được cách nên đối thoại với người lớn trẻ nhỏ trên dưới như thế nào, đây là điều chúng ta phải học. Khi chúng ta nói chuyện hoặc ăn cơm chung với các trưởng bối thì chúng ta phải học, phải xem tại sao người ta có thể nói chuyện hòa ái, tại sao người ta mặt mũi hiền từ, tại sao người ta nói câu gì bạn nghe cũng rất dễ chịu, từ đây chúng ta phải học được cách giao lưu như thế nào, phải học được cách kính trọng người già tôn quý người hiến tài. Vậy thì khi thấy họ đã sống lâu như vậy thì chúng ta phải biết khiêm tốn học hỏi cách dưỡng sinh của người ta, trước đây người ta có những câu chuyện huy hoàng gì, chúng ta có thể thỉnh giáo họ, đây là những điều không thể tìm thấy trong sách vở, bạn không thể đọc được từ sách vở, cho nên ở chung với các cụ cũng sẽ tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm cuộc đời quý báu. Trước đây mạt học làm công chức văn phòng, bạn bè mà tôi kết giao đa phần đều là người lớn tuổi, vì phải đi kiểm tra hộ khẩu, khi kiểm tra hộ khẩu thì các tổ trưởng, thôn trưởng chúng tôi nhìn thấy đều là những người rất lớn tuổi, khi nói chuyện thì có thể nghe về cuộc sống trước đây của họ, trước đây họ đã phấn đấu ra sao, cho nên khi ở chung với các cụ thì như thể đang tắm gió xuân, chỉ cần chúng ta hiếu học một chút thì các cụ đều sẵn lòng đem những kinh nghiệm cuộc đời, cách đối nhân xử thế của mình, làm sao để xử lý sự việc một cách viên dung, kể cả việc hóa giải khó khăn, chúng ta đều có thể học được. Nhưng tất cả các điều kiện quyết định đều nằm ở sự khiêm tốn của bạn, sự hiếu học của bạn, và thái độ của bạn khi thỉnh giáo các cụ, thái độ lúc đó nếu bạn gặp được quý nhân thì họ sẽ chỉ đạo bạn nhiều hơn, nếu thái độ của chúng ta lúc đó là nghi ngờ: “Hồi đó bác như thế thì chúng con cũng có thấy được đâu, ai mà tin được”, vậy là xong luôn, không ai muốn nói hết. Đây là một công phu rất quan trọng về cách làm sao chung sống và thỉnh giáo người khác, cung cấp cho mọi người tham khảo. Cho nên khi nghỉ đông, nếu chúng ta có đi thăm trưởng bối thì mọi người có thể thử một chút, về phương diện nhân sự, về phương diện giao lưu với người khác, tôi tin là chúng ta sẽ học được rất nhiều điều. Các thầy cô ngồi đây đa phần đều đang dạy học, dạy thư pháp, vậy chúng ta xem thử nét chấm bên phải, ý nghĩa của nó nằm ở đâu? Có thủy có chung. Hôm nay chúng ta viết thư pháp mọi người nhất định phải nhớ, bất luận viết ra sao, mỗi một nét hạ bút xuống là một điểm nhỏ, điểm nhỏ này tức là khởi điểm, nét chấm bên phải ý nghĩa của nó là có thủy có chung, sự khởi đầu tốt đẹp còn phải có sự kết thúc tốt đẹp, như vậy chúng ta viết ra mới đẹp, có thủy có chung, cái “có” này là rất quan trọng, cái “có” này phải nên đảm bảo thế nào? Tuần tự tiệm tiến, khi vừa mới hạ bút thì phải cẩn thận ngay lúc đầu, cẩn thận ngay lúc đầu rất quan trọng. Cho nên khi luyện thư pháp, nếu chúng ta hạ bút đậm quá thì rất khó sửa, trừ phi chúng ta hạ bút rất tốt, nếu không chúng ta hạ bút đậm quá thì không dễ gì điều chỉnh, cái này cũng nói với chúng ta rằng khi sống chung với người khác, trong quá trình tiếp xúc nếu hạ thủ quá nặng thì người ta sẽ sợ bỏ chạy, cho nên khi chung sống với người khác chúng ta phải biết là phải khách sáo, phải lễ độ, “có thủy” là nhất định phải có sự khởi đầu tốt đẹp, “có chung” là phải có sự kết thúc viên mãn. Cho nên nét chấm bên phải mọi người xem một chút, nét chấm bên phải có phải sau cùng phải viên mãn không? Rất viên dung. Ở phần cong của nó chúng ta xem có phải cũng rất viên dung không? Điều này chứng tỏ khi chung sống với người khác, chung sống với đại chúng xã hội chúng ta cũng phải viên dung. Vậy thì bắt đầu từ điểm nhỏ dần dần sẽ lớn dần lên, dần dần dùng sức, dùng sức đến chỗ này, đến chỗ vòng cung này có thể nói là cao điểm nhất, có nghĩa là sao? Nghĩa là chúng ta học tập từ nhỏ, học đến chỗ vòng cung này là chỗ cao điểm nhất. Sau phần cao điểm nhất là mở rộng ra bên ngoài, phục vụ cho xã hội, nhưng nhất định phải nhớ viên dung, đến khi cuộc đời kết thúc thì chúng ta làm một dấu chấm viên mãn, do đó nét nhấn sau cùng nhất định là phải viên mãn, giống như là kết thúc nét nhấn ở dưới mặt đất, tức là chúng ta phải kiểm soát được, đến sau cùng thì viên mãn hạ đất, cũng gọi là lá rụng về cội, sau cùng phải buông bỏ. Chúng ta nhấn đến sau cùng có phải là buông bỏ sau đó nhẹ nhàng nhấc bút lên không? Chúng ta xem chữ này, từ khi hạ bút đến khi kết thúc chúng ta đều đang mỉm cười, thì ra mình có thể khiến nét chấm này từ nhỏ biến thành lớn sau cùng thì thu bút, có thể viết viên mãn như vậy. Cũng nói với chúng ta rằng cuộc đời từ lúc khởi điểm cho đến chung điểm chúng ta phải chú ý những điều gì, từ nhỏ đến lớn, sau cùng là kết thúc đều phải viên dung.

/ 14