/ 14
222

LÀM SAO ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIẢNG DẠY TOÀN DIỆN

CỦA GIÁO VIÊN

Chủ giảng: Cô giáo Dương Thục Phân

Thời gian: Tháng 1 năm 2013

Địa điểm: Thông Châu Bắc Kinh

Tập 3

 

Hôm qua chúng ta đã nhắc đến ba tinh thần khi giảng dạy, ba điều này có thể nói là một sức sống khi chúng ta làm nghề dạy học, tại sao nói nó là một sức sống? Bởi vì trong nội tâm một người, cuộc đời họ sống động thì họ mới có mục tiêu, có động lực đi tiếp. Vậy sự xây dựng tinh thần, sự xác lập phương hướng, mục tiêu trong nội tâm là vô cùng quan trọng, đây là thuộc về phương diện tinh thần.

Và bắt đầu từ ngày hôm nay, chúng tôi muốn nói về vấn đề trong quá trình dạy học, chúng ta làm sao vận dụng khả năng của mình, vận dụng tài năng của mình, để chúng phát huy thật tốt. Chúng ta xem điều thứ tư, điều thứ tư, trong việc tổ chức lớp học chúng ta phải nên làm sao để có thể nắm bắt, có thể kiểm soát bầu không khí trong lớp. Ở đây chúng ta cùng xem một chút, then chốt tổ chức lớp học nằm ở từ trường của giáo viên, chánh khí và chánh năng lượng của giáo viên có thể đem đến cho học sinh một tinh thần học tập cao độ. Cho nên giáo viên mỗi ngày phải trì tụng kinh điển, nói lời khích lệ, đọc sách hay, làm việc tốt để giữ gìn chánh năng lượng của mình. Bản thân mình phải giống như một tháp đèn mãi mãi không bao giờ tắt, mãi mãi là một hoa tiêu dẫn dắt, soi sáng học sinh. Vì vậy mỗi ngày khi chúng ta đi dạy thì ai nắm bắt và kiểm soát bầu không khí trong lớp? Giáo viên. Do đó mỗi ngày trước khi giáo viên đến lớp nhất định bản thân mình phải sanh khởi chánh khí và chánh năng lượng, không được cảm thấy “Chán quá, hôm nay lại phải đi dạy”, nếu bạn có tâm chán chường như vậy, bạn đến lớp học sẽ cảm thấy học sinh cũng rất chán nản, vì đều tương ứng với nhau, tâm bạn chán chường bạn sẽ nhìn thấy một thế giới chán chường, tâm bạn vui vẻ bạn sẽ thấy thế giới này thật tươi đẹp, điều này mọi người nhất định phải hiểu. Trước đây vì tôi rất bận, có lúc thật sự quá bận, lại phải vội vàng lên lớp, tôi sẽ cảm thấy học sinh cũng đều rất mệt, đều rất mệt mỏi. Tôi đứng giảng trên bục, vẫn chưa giảng xong thì đã có rất nhiều em sắp nằm dài ra bàn, sắp ngủ gật, vì từ trường mà giáo viên đem đến cho lớp học là sự mệt mỏi, là sự rã rời. Cho nên là một giáo viên, hàng ngày trước khi chúng ta bước vào lớp học, buổi sáng thức dậy phải cho mình một nguồn chánh năng lượng, nguồn năng lượng đó từ đâu ra? Kinh điển. Sau đó lại nói lời khích lệ, phải đọc sách hay, hàng ngày phải thường làm việc tốt, đây là cách chúng ta xây dựng từ trường, đây là một sự chuẩn bị trước về tâm lực.

Chúng ta phải thực hành như thế nào? Mỗi ngày phải trì tụng kinh điển, ví dụ tập thành thói quen hàng ngày đọc Tứ thư hoặc Ngũ kinh, hoặc các kinh điển tôn giáo để chúc phúc cho việc dạy học trên lớp, cũng là một sự cầu nguyện và chúc phúc. Trong Tứ thư chúng ta có thể chọn lựa, chọn lựa cái gì? Ví dụ “Luận ngữ”, mỗi ngày mình đọc một chương, mỗi chương mình đọc hai lần, ví dụ “Học nhi đệ nhất”, tuần này mình chỉ đọc “Học nhi đệ nhất”, tuần sau mình đọc tiếp “Vi chánh đệ nhị”, tuần ba mình đọc “Bát Dật đệ tam”. Vậy thì đọc những bài này có ích lợi gì? Trước hết nếu không làm phiền bạn cùng phòng, chúng ta có thể đọc ra tiếng để luyện giọng nói của mình, nghe giọng nói của mình, nghe xem giọng mình có lên xuống vần điệu không, bình thường khi giảng dạy, âm thanh âm điệu, cách phát âm nhả chữ của mình có chính xác không, điều này rất quan trọng. Là một giáo viên, phong thái trên bục giảng, chúng ta phải lưu ý học sinh bên dưới có nghe hiểu được hay không, hôm nay nội dung chúng ta dạy là gì? Cho nên sự phát âm của giáo viên, nội dung hôm đó giảng dạy, mỗi một chữ chúng ta phải nói cho rõ ràng. Có những giáo viên nói rất nhanh, câu phía trước còn chưa kịp nghe xong câu phía sau đã nói ra rồi. Có những người có hơi ngắn cho nên âm cuối nghe không rõ, âm cuối nghe không rõ thì chúng ta hãy xem nét mặt của học sinh, nét mặt các em nhìn rất ngơ ngác chứng tỏ là các em nghe không hiểu, điều này rất quan trọng, vô cùng quan trọng. Cho nên trong giờ học, âm thanh giáo viên giảng bài, chúng ta cố gắng luyện cách nói bằng đan điền, nói bằng đan điền, cho dù một ngày phải dạy năm tiết nhưng bạn sẽ vẫn thấy cổ họng mình rất nhẹ nhàng. Đây là trong khi dạy học, việc chúng ta dùng giọng nói để bố thí đã đạt đến giai đoạn dày công tôi luyện.

/ 14