/ 14
234

LÀM SAO ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIẢNG DẠY TOÀN DIỆN

CỦA GIÁO VIÊN

Chủ giảng: Cô giáo Dương Thục Phân

Thời gian: Tháng 1 năm 2013

Địa điểm: Thông Châu Bắc Kinh

Tập 11

 

Sau khi chúng ta học được mấy ngày thì cảm thấy làm giáo viên có đơn giản không? Làm giáo viên thật sự là không hề đơn giản. Và kinh nghiệm của giáo viên là phải tích lũy từ từ chứ không phải vừa mới làm giáo viên chúng ta đã có năng lực rất cao và kinh nghiệm rất nhiều như vậy, phải dần dần từ học sinh, từ từng ly từng tí mà điều chỉnh quan niệm dạy học của chúng ta, điều chỉnh cải thiện phương pháp và cách thức dạy học của chúng ta. Vậy thì trong cuộc đời, mỗi một giai đoạn tôi tin là trong quá trình trưởng thành đó đều có những phiền não khác nhau, chúng ta đặt tay lên ngực tự hỏi mình từ trước đến nay mình có nhiều phiền não lắm không? Có. Vậy đối mặt với con cái chúng ta có phiền não không? Có. Đối với học sinh cũng có. Cho nên từ điểm thứ 12, chúng ta suy nghĩ một chút, đối với việc thân cận học sinh, chúng ta có làm tròn trách nhiệm không? Vì thế ở đây tôi có nêu ra, bất kì em nhỏ nào cũng cần đến sự quan tâm của giáo viên. Ở đây viết là, bất kì em nhỏ nào cũng cần đến sự quan tâm của giáo viên, tại sao nói như vậy? Trong lớp học chúng ta đối mặt với nhiều học sinh như vậy, sự quan tâm của chúng ta có đúng mực chưa? Sự quan tâm chăm sóc của chúng ta dành cho học sinh trong giờ học các em đã cảm nhận được chưa? Chúng ta nhớ lại trước đây, nếu có thầy cô nào trong khi chúng ta lên lớp, nếu bạn phát hiện ánh mắt của thầy cô thường quan tâm đến mình, xin hỏi bạn có thích học tiết đó không? Thích. Vậy bây giờ chúng ta đặt tay lên ngực tự hỏi mình, đối với học sinh, trong mỗi tiết học chúng ta có phải đều đã dành cho học sinh ánh mắt quan tâm đó chưa? Có không? Mọi người đang cười. Cho nên đây cũng là điều mạt học cảm nhận rất sâu sắc, tại sao chúng ta lại miêu tả một giáo viên dạy học giống như đang tắm gió xuân, tức là bởi vì chúng ta đã đem tình thương dành cho học sinh, để học sinh trong giờ học cảm nhận được giáo viên thời thời khắc khắc luôn đang quan tâm đến mình, đây là một phương pháp dạy học rất quan trọng, rất hữu ích. Ở đây chúng tôi đặc biệt nêu ra, trường Dân tộc có phải học sinh đều ở kí túc không? Đúng vậy, cho nên học sinh ở kí túc hoặc các em trong thời kì thanh xuân thường cần đến sự quan tâm của giáo viên, vì các em đang ở lứa tuổi chưa lớn nhưng cũng chẳng còn nhỏ, trong tâm thường có nhiều mâu thuẫn, thường cần chúng ta giúp đỡ để các em có thêm nhận thức về cuộc đời, cho nên phải thường nói về những đạo lý nhân sinh, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, chúng ta có thể mỗi tuần một lần hoặc hai tuần một lần tổ chức những buổi phụ đạo tâm lý, giúp đỡ và thường xuyên trao đổi với các em, tìm hiểu xem bây giờ trong tâm các em đang nghĩ gì, có thể bây giờ các em có rất nhiều phiền não, những phiền não này chưa chắc các em đã nói ra, cũng chưa chắc các em có thể tự mình hóa giải được. Cho nên là một giáo viên, trong giờ học, nếu bạn cảm thấy học sinh nào có nét mặt buồn rầu thì lúc này chúng ta phải biết chủ động thân cận với em ấy, phải chủ động, sự chủ động này chúng ta đừng ngồi tít trên cao mà nhất định phải để các em cảm thấy mình thân cận các em không hề có ý muốn kiểm soát các em. Con người ta có nhiều lúc sẽ cảm thấy hình như người này quản mình nhiều quá, thật ra trong tâm chúng ta chỉ muốn giúp đỡ các em, nhưng vì sự quan tâm này nếu như chúng ta làm quá đà thì các em sẽ cảm thấy hình như thầy cô không phải đang quan tâm đến mình mà là đang khống chế mình, kiểm soát mình, như vậy là không tốt. Cho nên khi đối mặt với việc các em học sinh gặp khó khăn, chúng ta phải biết cách thân cận các em, dùng phương pháp gì mới thật sự giúp đỡ các em hóa giải các mối nghi hoặc trong tâm. Ở đây chúng tôi nêu ra vài ví dụ để mọi người tham khảo. Thứ nhất, đối với học sinh ở kí túc thì sự khao khát tình thân của các em khá là lớn, giống như có một số em chưa bao giờ rời khỏi gia đình, sau khi đến trường học thì lạ nước lạ cái, bạn bè thì chưa thân thuộc, cho nên khi vừa mới khai giảng sẽ có rất nhiều em trốn trong chăn mà khóc. Lúc này giáo viên phải nên có tác động lớn nhất, nhất là các em trong hoàn cảnh này bỗng nhiên không có sự đùm bọc của người thân, nội tâm các em muốn thích nghi cũng không hề dễ. Vì thế khi khai giảng học kì sau, xin các thầy cô, giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên sinh hoạt trong lúc này đừng dùng những ngôn ngữ quá cứng nhắc mà nên dùng những lời nói như của một người mẹ quan tâm đến các em. Tôi nhớ con gái của em dâu tôi, 5 tuổi, tuổi mụ 5 tuổi, cháu đến nhà tôi ở 1 tuần lễ, vì em dâu tôi nói: “Bây giờ cháu không ngoan lắm, mong chị giúp đỡ cháu”. Cháu bé này thì chưa bao giờ rời xa mẹ mình, tôi lại đưa cháu đến nhà tôi ở, sống trong một môi trường khác, tôi đã nói với cháu: “Cháu xem, chị cháu học cấp 2, đi xa nhà, sống ở bên ngoài để đi học, có phải chị ấy phải một mình đi xa nhà không?”. Cháu ấy nói: “Dạ phải”. Tôi nói: “Vậy sau này có phải một ngày nào đó cháu cũng như vậy không?”. Cháu nói: “Dạ phải”. “Vậy ngày đó là ngày nào? Chính là bây giờ, bây giờ chúng ta phải rời xa mẹ để đến nhà bác gái học, nhà bác gái cũng giống như trường học vậy, bây giờ chúng ta còn lợi hại hơn cả chị cháu, chị cháu cấp 2 mới đi xa, bây giờ cháu mới 5 tuổi đã đến trường học, có phải siêu lợi hại không?”. Cháu gật đầu: “Dạ đúng, siêu lợi hại”, lợi hại thôi vẫn chưa đủ, phải “siêu lợi hại” mới được, để cháu bỗng nhiên cảm thấy mình thật sự rất lợi hại. Cho nên cháu đã đến nhà tôi, tôi đặt ra chương trình cho cháu rất kín, mỗi buổi sáng phải tự mình mở máy ghi âm, đọc “Đệ tử quy” rồi tự mình nghe, dạy cho cháu mặt trái và mặt phải. Ngoài ra còn dạy cháu viết thư pháp, viết nét chấm bên phải, luyện công phu căn bản của Vĩnh tự bát pháp. Sau đó còn dạy cháu lau bàn nhỏ, dạy cháu làm một số việc nhà, ví dụ buổi chiều quần áo phơi khô rồi phải đem vào nhà, dạy cháu xếp đồ, ngày nào cũng cho cháu làm việc kín lịch. Khi đi ngủ thì cháu tự ngủ, tự ngủ thì chúng ta nói với cháu là “Bây giờ cháu đã hơn hẳn chị cháu rồi, chị cháu không lợi hại như vậy, lên cấp hai chị cháu mới đến trường, bây giờ cháu đã đến trường rồi”. Khi đi ngủ thì tôi thấy cháu chải tóc ngay thẳng rồi mới nằm xuống, rồi mới nằm xuống gối. Tôi nói: “Ồ, sao cháu lại biết chiêu này”. Cháu nói: “Chị cháu dạy đấy, chị ấy nói khi đi ngủ thì vuốt tóc cho thẳng sau đó mới nằm xuống gối, như vậy ngày mai tóc sẽ rất đẹp, tóc sẽ rất ngoan ngoãn”. Tôi nói: “Ồ, chả trách tóc cháu đẹp thế này”, rồi vuốt tóc cháu mấy cái, cháu mới nằm xuống. Rồi tôi nói: “Nếu cháu không ngủ được thì cháu hãy nghĩ là sau này mình sẽ là một người rất lợi hại, bây giờ mình đã bắt đầu học, đã bắt đầu đọc sách, muốn làm một người lợi hại thì bây giờ cháu phải dũng cảm, dũng cảm thì phải ngủ một mình, đó là dũng cảm. Nếu ngủ không được thì cháu có thể đếm cừu, một con cừu ôm trước ngực, một con cừu rất mềm mại, một con hai con ba con”, thật ra cháu vẫn chưa biết đếm lắm, tôi nói: “Cháu đếm đến 10 rồi lại quay về 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, sau đó 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4…, cháu cứ muốn đếm thế nào cũng được, chỉ cần cháu ngủ được là xong”, nhưng có một điểm là đừng để cháu nghĩ đến cha và mẹ, sau khi nghĩ đến thì cháu sẽ thế nào? Sẽ chảy nước mắt. Cho nên chúng ta khích lệ các em nhỏ khi đi xa nhà, xa rời quê hương, điều đầu tiên các em nghĩ đến là mẹ mình không có ở đây, sau này phải sống sao đây? Chúng ta đừng để các em nghĩ đến việc này. Buổi sáng thức dậy, các em đánh răng rửa mặt súc miệng, sau đó bạn nghe thấy điều gì? Nghe thấy tiếng chim hót. Buổi sáng thức dậy đứng ở bồn rửa mặt, chúng ta bắt ghế cho các em đứng, rồi cho các em đánh răng rửa mặt. Đến tối thì dạy các em gội đầu, gội xong thì lấy máy sấy tự mình sấy tóc. Sau đó, xếp quần áo thì chúng ta xếp mấy lần cho các em xem, đồ của người lớn cũng xếp, vừa hay lúc đó cháu gái tôi ở nhà tôi cho nên áo thun và quần jean của người lớn, tôi xếp một lần cho cháu xem, sau đó tháo ra rồi nói với cháu: "Đây là đồ của người lớn, cháu còn nhỏ quá nên chưa làm được, cái này cứ để đó, cháu không cần học đâu", thật ra là đang cố ý biểu diễn cho cháu xem, tôi chỉ muốn khích lệ cháu làm mà thôi. Làm xong thì tôi nói: "Cháu tự làm đi nhé, bác đi nấu cơm đây, cháu xếp đồ của mình cho ngay thẳng nhé". Khoảng 1 tiếng sau, cháu hết sức vui mừng và tỏ vẻ rất thần bí, rồi cười rất sung sướng chạy đến trước mặt tôi nói: "Bác gái, cháu nói cho bác biết một bí mật nhé!". Thật ra bí mật này đối với cháu mà nói có thần bí lắm không? Rất thần bí. Bí mật này là lần đầu tiên cháu biết xếp quần áo. Cho nên chúng ta đối mặt với học sinh, nếu lần đầu tiên các em hớn hở báo cáo với các bạn, các bạn đều phải cảm thấy mình không biết gì về bí mật của các em hết, chứ không được nói: "Hừm, có gì ghê gớm đâu chứ, cô biết từ lâu rồi", vậy là xong luôn. Cho nên vở kịch này chúng ta phải phối hợp cho tốt, các em diễn thế nào thì chúng ta tiếp chiêu thế đấy. Rồi cháu tôi đi qua đó một cách rất rón rén và mở cửa ra, lúc này chúng ta phải giả vờ như bị giật mình, phải giật mình, sau khi nhìn thấy thì chúng ta gần như nhảy cẫng lên và "Ồ!", chữ "ồ!" này còn phải kéo dài một chút, "Ồ! Đôi mắt của bác bị chói nhòa rồi, vì cháu quá lợi hại, làm bác giật mình". Lúc này chúng ta phải khẳng định khả năng của cháu, khả năng của cháu không những đã xếp quần áo của mình rất tốt, mà tất cả quần áo của người lớn cũng đều đã xếp rất tốt, lúc này chúng ta phải hoàn toàn khẳng định cháu. Sau khi khẳng định rồi thì trong tâm cháu sẽ sanh khởi sự tự tin về khả năng làm việc của mình, chúng ta khẳng định cháu một lần thì quần áo ngày mai có phải cháu sẽ càng xếp càng nhanh không? Đúng vậy, hơn nữa còn rất thích xếp quần áo. Cho nên cứ đến hơn 4 giờ, lúc này thấy mặt trời sắp sửa xuống núi thì cháu liền chạy đến nói với tôi: "Bác gái, công việc hôm nay chúng ta vẫn chưa làm xong". Tôi nói: "Là việc gì?", cháu nói: "Xếp quần áo", việc này đã trở thành việc quan trọng hàng ngày của cháu, tôi lấy quần áo vô và nói: "Cháu xếp cái nào biết xếp là được, đồ của người lớn thì không cần xếp", vẫn phải nhấn mạnh: "Đồ của người lớn thì không cần xếp vì cháu còn nhỏ", nhấn mạnh câu này là để cháu cảm thấy: "mình không còn nhỏ nữa, đồ của người lớn mình cũng xếp được". Đây là đối với những học sinh còn nhỏ thì chúng ta nên dùng phương pháp gì để giúp đỡ các em. Nếu chúng ta dạy các em học sinh tiểu học thì phải cố gắng khích lệ các em. Nếu dạy các em cấp hai, cấp hai trở lên thì các em đã có một số nhận thức về xã hội, đã bắt đầu có những suy nghĩ khác. Chúng ta có thể nói với các em: "Nếu sau này các em muốn làm chủ nhà hàng hoặc lớn hơn chút nữa là làm thư kí huyện, hoặc huyện trưởng, nếu không làm huyện trưởng thì làm trấn trưởng, chúng ta có thể làm trấn trưởng, chủ tịch, giáo sư, hiệu trưởng", đem tất cả các chức trưởng đều nói ra hết để các em có một mục tiêu khá cao trong cuộc đời, chúng ta đi về phương hướng mục tiêu đó, "nếu các em muốn làm một lãnh tụ thì bây giờ chúng ta có rất nhiều việc phải bắt đầu xây dựng nền tảng. Cho nên buổi sáng thức dậy xếp chăn, nếu có bản lĩnh không muốn xếp chăn thì cũng được, các em đừng có đắp, buổi tối rất lạnh cũng đừng đắp chăn thì sáng ra không cần xếp chăn. Nếu các em có bản lĩnh không cần đắp chăn này thì cũng không cần xếp chăn. Nếu sau này các em là chủ chuỗi nhà hàng trên toàn thế giới thì các em phải biết xếp chăn, nếu không các em sẽ không làm chủ được". Chúng ta nhất định phải dùng những vị trí cao để thu hút sự chú ý của các em, khích lệ các em có tâm ngưỡng vọng như vậy, nghe xong thì thấy rất có lý. Nếu như không làm chủ được thì chúng ta làm tổng giám đốc, tổng giám đốc là sao? Là người có thể làm tốt tất cả mọi chuyện lớn nhỏ mà không hề sai sót, các em đều phải có năng lực làm hết tất cả. Vậy để có năng lực làm hết mọi việc thì các em nhất định phải tích lũy từ những việc nhỏ, bao gồm buổi sáng thức dậy kem đánh răng bàn chải đánh răng nên đặt thế nào, đánh răng rửa mặt xong làm sao lau sạch sẽ bồn rửa mặt, chúng ta dùng phòng vệ sinh công cộng cho nên phải chú ý làm sao để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đây là thuộc về đạo đức công cộng, mỗi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ, hoàn thành và quý trọng đạo đức công cộng. Khi đối mặt với các em thanh thiếu niên trở lên thì chúng ta phải giúp các em xây dựng trách nhiệm về đạo đức xã hội. Vậy thì bây giờ chúng ta xa rời cha mẹ, đối với cuộc đời chúng ta đó là thử thách trong một giai đoạn mới, chúng ta phải có khả năng sau khi rời xa quê hương cũng không để cha mẹ lo lắng. Cho nên ngày đầu tiên xa nhà các em có thể sống rất tốt, các em hãy viết một lá thư kể cho cha mẹ nghe: "Ở trường Dân tộc con đã làm rất tốt, thầy cô đã khen ngợi con", hy vọng các bậc cha mẹ ở nơi phương xa có thể tin tưởng con trai hoặc con gái của mình nay đã trưởng thành, tôi tin là cha mẹ các em nhận được lá thư như vậy chắc chắn sẽ rất vui mừng: "Con cái chúng ta không uổng công nuôi dưỡng, đã lớn khôn cả rồi". Cho nên đối mặt với các em học sinh lần đầu rời xa gia đình, vào ngày khai trường chúng ta phải khích lệ, khẳng định và xây dựng tín tâm đối với cuộc sống cho các em, điều này rất quan trọng, xây dựng phương hướng mục tiêu học tập của các em, rất quan trọng, xây dựng thái độ và nhân sinh quan sau này cho các em, vô cùng quan trọng, giúp đỡ các em xây dựng quan niệm bốn bể đều là anh em một nhà, rất quan trọng. Vậy chúng ta làm sao để làm quen với tất cả các em học sinh? Ngày đầu tiên chúng ta phải luôn mỉm cười, gặp ai cũng cười thì sẽ có thể rộng kết thiện duyên, không tin thì các bạn ngồi đây mỗi người đều đem theo một cái gương, tự bạn cười với mình một cái thì có cảm thấy bạn rất đẹp không? Bạn cười với mình một cái thì có cảm thấy: "ái chà, thì ra mình cũng đẹp quá, có duyên quá". Chúng ta giúp các em học sinh khi vừa mới khai giảng đã có rất nhiều hy vọng đối với cuộc đời mình, cho nên khi các em đến đây thì trước hết chúng ta phải mở rộng lòng mình ra, dùng vòng tay nhiệt tình ấm áp của chúng ta, dùng ngôn ngữ hòa ái của chúng ta, dùng nụ cười hiền từ của chúng ta để giúp đỡ các em, đây là điều rất quan trọng, bất luận chúng ta là giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn, chỉ cần chúng ta có tâm thì trong vòng 2 tuần lễ đầu sau khi khai giảng chúng ta sẽ thu phục được các em, vì các em bây giờ đa phần đều là con một, là con một thì tâm ỷ lại của các em khá là lớn, tâm ỷ lại khá lớn thì chúng ta làm sao để giúp đỡ các em, nhất định phải dùng phương pháp, phải dùng tình thương để giúp đỡ các em. Vậy thì lúc nãy là chuyện trước đây mạt học dạy các em này, họ hàng của tôi trong các kì nghỉ hè nghỉ đông, vào mười hai mươi năm trước tôi thường giúp đỡ các em, đến kì nghỉ hè nghỉ đông hàng năm thì bà con họ hàng thường đưa con họ đến nhà tôi, cho nên đối mặt với những em nhỏ này mạt học khá là có kinh nghiệm, làm sao để khiến các em vui vẻ học tập trong một thời gian ngắn nhất.

/ 14