/ 40
226

ĐỆ TỬ QUY GIẢNG GIẢI

CON ĐƯỜNG ĐẠT ĐẾN NHÂN SINH HẠNH PHÚC

TẬP 23

Chúng ta ôn tập lại phần “Đứng ngay thẳng”. Với phái nữ, lúc đứng có thể đứng như thế này, khép hai chân lại sát nhau.

Sau đó tay phải đặt lên tay trái.

Giả như quý vị mặc váy thì có thể đặt tay thấp xuống một chút,  còn mặc quần dài thì có thể để tay cao một chút.

Đây là nói về phái nữ. Có thể trực tiếp đứng thẳng như thế này, hai tay có thể buông xuống một cách tự nhiên. Chỉ cần động tác của chúng ta tao nhã, thì đứng như vầy cũng được.

Nam giới thì phải có khí khái đại trượng phu, hai chân rộng bằng vai, mắt nhìn thẳng về phía trước. Đây là tư thế đứng.

Phái nữ ngồi thì hai chân phải khép lại, tay phải đặt trên tay trái, sau đó đặt hai tay lên chân trái. Đây là cách ngồi của phái nữ.

Phần trước chúng tôi đã làm mẫu cách ngồi, cũng nhắc đến việc tổ tiên đã dạy cho chúng ta “đứng như tùng, nằm như cung, đi như gió, ngồi như chuông”.

Bây giờ chúng tôi làm mẫu cách ngồi của phái nam. Cách ngồi của phái nam là hai chân có thể dang rộng một chút, hai tay để tự nhiên ở trên đùi.

Quý vị bằng hữu, tư thế này quý vị có thấy quen thuộc không? Ba mươi năm trước, khi chụp ảnh tập thể trong gia đình, ai đã ngồi tư thế như vậy? Người cha ngồi tư thế như vậy. Thời đó ngồi như vậy rất có oai nghi.

Lúc tôi còn giảng dạy ở Sơn Đầu, tôi cũng ngồi theo kiểu này, người thợ chụp ảnh luôn kêu tôi: “Khép chân lại! Khép chân lại!”. Tôi không biết phải làm thế nào mới đúng, tôi từ từ khép lại một chút, nhưng không thể khép chân nhiều hơn. Quý vị bằng hữu, giả như nam giới ngồi như thế này (ngồi khép chân lại) thì cảm thấy như thế nào? Tính tình có vẻ hẹp hòi. Đây là tư thế ngồi. Trong tư thế ngồi chúng ta cũng nên chú ý một số chi tiết.

3.8.2 “Chào cúi sâu, lạy cung kính”

Khi cúi chào, chúng ta nên cúi thấp người xuống, gọi là cúi chào chín mươi độ (900). Có một người bạn, ngày đầu tiên đến đây học, nhìn thấy mọi người chào hỏi lẫn nhau, anh cũng gật đầu chào mọi người. Khi tan học vào ngày thứ năm, anh ấy đến trước chúng tôi nói là trước đây sự cúi đầu của anh đều không tính, bởi vì sự cung kính đó không xuất phát từ nội tâm, nên bây giờ phải chính thức cúi đầu hành lễ ba lạy trước thầy cô giáo. Động tác cúi đầu này của chúng ta có phải là xuất phát từ nội tâm hay không thì bản thân mình biết, người khác cũng cảm nhận được. Sự lễ phép thật sự không phải là sự thể hiện bên ngoài, mà phải là “thành ý ở bên trong, thể hiện ra bên ngoài”. Đây là nói đến các phần oai nghi của chúng ta.

3.8.3 “Chớ đạp thềm, không đứng nghiêng. Chớ ngồi dang, không rung đùi”

 “Chớ đạp thềm” còn có nghĩa là khi đứng hoặc ngồi thì không nên giẫm đạp lên đồ vật. Ví dụ ngày xưa có thềm cửa, quý vị đạp lên đó thì rất khó coi, cũng khiến người khác cho rằng quý vị rất ngạo mạn, rất tùy tiện. Mà đồ vật bị giẫm đạp lâu ngày thì sẽ rất dễ bị hỏng. Đây cũng là thái độ biết thương tiếc đồ vật.

Ngày nay rất nhiều trẻ em ngồi trên ghế, có thể chân của chúng đạp lên song ghế (thanh ngang dưới chân ghế), hoặc là đạp lên chân bàn. Việc làm này phải nên kịp thời sửa đổi. Giống như trong lớp học Kinh văn của chúng tôi, xem ra có vẻ mọi người ngồi rất tốt, nhưng khi nhìn xuống phía dưới bàn thì xuất hiện nhiều điều kỳ lạ. Có người trong lúc đọc “đạo làm con, Thánh nhân dạy” mà ngồi lắc đùi, còn có người dưới chân thì đạp lên song ghế và song bàn. Có tình huống đang học giữa chừng thì đột nhiên ghế của các em bị lật ngã, vì sao vậy? Song ghế bị đạp gãy nên bị ngã xuống. Vì vậy, rất nhiều động tác của các em chúng ta cần phải chỉnh sửa kịp thời thì mới trở thành thói quen tự nhiên. Cho nên nói “chớ đạp thềm”. Nếu các em đã tập thành thói quen xấu rồi thì các vị cũng nên kiên nhẫn mà nhắc nhở chúng.

/ 40