/ 4
375

CHỨNG MINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ LUÂN HỒI

TẬP 2

Giám định: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Người giảng: Tiến Sĩ Chung Mao Sâm

Địa điểm: Phòng 103 Hội Trường Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế Đài Bắc

Thời gian: Ngày 17 tháng 02 năm 2006

Cẩn dịch: Phước Tịnh Cư Sĩ, Vọng Tây Cư Sĩ

Đây là một kiểu tư duy logic truyền thống. Phương pháp nghiên cứu này có thể nói là dễ dàng thuyết phục mọi người, bởi vì chứng cứ của nó vô cùng xác thực, sự tín nhiệm cao, tính khách quan mạnh mẽ. Nhưng vấn đề của phương pháp này là tốn kém rất nhiều thời gian. Vì vậy, mỗi một trường hợp, từ lúc phát hiện đối tượng đến lúc lập phương án xác minh điều tra cần khoảng thời gian mấy năm thậm chí là mười mấy năm. Giáo sư Stevenson chỉ trong bốn mươi mấy năm có thể sưu tầm được hơn 3.000 trường hợp, thật rất hiếm.

Xin chia sẻ với mọi người một tác phẩm, trường hợp nghiên cứu của ông. Bởi vì trường hợp này rất kỳ lạ cho nên xin được chia sẻ với mọi người. Trường hợp này nói đến một em bé trai người Ấn Độ. Vào khoảng thời gian năm 1954, cháu bé này mới ba tuổi rưỡi, chỉ vì mắc bệnh đậu mùa mà chết đi. Sau khi bé chết đương nhiên cha mẹ vô cùng đau khổ, quan tài cũng được đem về nhà, sáng sớm ngày hôm sau thì chuẩn bị đi chôn. Vào khoảng nửa đêm, người cha đang dựa mình vào bên cạnh chiếc quan tài, vô cùng đau khổ, đột nhiên ông cảm thấy bên trong chiếc quan tài có tiếng động, thế là lập tức mở quan tài ra để xem thì nhìn thấy đứa bé này đã tỉnh lại rồi. Rất vui mừng, ông lập tức đi lấy nước, lấy thức ăn cho đứa bé ăn nhưng đứa bé này cự tuyệt không chịu nhận. Đứa bé liền nói chuyện, lời của đứa bé này nói ra đều hoàn toàn không giống như đứa bé lúc ban đầu. Đứa bé này nói em là một thanh niên ở một ngôi làng của Ấn Độ. Đứa bé này bản thân nó ba tuổi của rưỡi, tên là Bối Tư Bá, nhưng đứa bé này lại tự nói mình là một thanh niên hai mươi hai tuổi tên là Hương Khắc, là một người con trai của ngôi làng Duy Hi Địch. Người thanh niên hai mươi hai tuổi này là một người Bà La Môn. Chúng ta biết sự phân chia giai cấp chủng tộc ở Ấn Độ rất khắc nghiệt. Bà La Môn là quý tộc, không ăn thức ăn ở nhà người của thường dân. Nhà của đứa bé này thuộc về nhà thường dân, cho nên sau khi chú bé đã thật sự tỉnh rồi thì lại cự tuyệt việc cha mẹ đưa thức ăn cho chú. May mắn nhà hàng xóm có một cụ già là người Bà La Môn, cho nên bà liền mang biếu thức ăn cho chú. Như vậy đứa bé này mới chịu nhận, nếu không thì phải chết dần vì đói.

Đứa bé này kể lại tình trạng của bản thân hồi kiếp trước, đề cập đến tình cảnh trước khi sắp chết của anh ấy. Anh nói có một hôm anh ấy đi dự tiệc cưới của người bạn thân, trong tiệc cưới đó anh gặp phải một kẻ thù. Người này có mượn tiền của anh nhưng không chịu trả. Vậy là hắn bỏ thuốc độc vào trong ly rượu của anh, nhưng mà anh chẳng hay biết gì liền uống ly rượu này. Trên đường về nhà thì độc tính ở trong rượu liền phát tán, anh thấy trời đất tối tăm liền té từ trên xe ngựa xuống mà chết. Sự việc này chẳng có ai biết.

Giáo sư Stevenson vì phải xác minh câu chuyện này, thật sự đã tìm được ngôi làng anh thanh niên ở kiếp trước mà đứa bé đã nói. Thật sự tìm được gia đình đó xác minh, quả nhiên có câu chuyện này. Mọi người đều không biết người này vốn bị đầu độc rượu mà chết. Mọi người đều cho rằng, sau khi tham dự tiệc cưới xong, trên đường trở về nhà không thận trọng nên anh té từ trên xe ngựa xuống mà chết. Cho nên trong lúc đứa bé kể đến kẻ thù ở kiếp trước của anh đầu độc anh như thế nào, như thế nào thì vô cùng phẫn nộ. Chúng ta biết rằng kẻ thù của anh rất là độc ác, giống như trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” có nói: “Mượn đồ người, cầu người chết”. Kẻ thù cho rằng mọi việc đã giải quyết ổn rồi, đâu ngờ rằng kẻ thù này đời đời kiếp kiếp vẫn mang nỗi hận. Đương nhiên khi gặp được cơ hội thì nhất định anh ta phải báo thù. Cho nên làm sao có thể kết oán với người khác? Làm sao có thể làm hại được người ta vậy? Giết hại người thì kiếp sau người nhất định sẽ tìm cơ hội đến để đòi nợ mạng.

Trường hợp này vào thời xa xưa chúng ta còn gọi là mượn xác hoàn hồn. Bởi vì đứa trẻ ba tuổi này thật sự đã chết rồi, thi thể trước khi chưa bị thối rữa vẫn có thể sử dụng được. Kết quả một cái linh hồn của người khác liền vào trong cái thi thể này, vì vậy nó trở thành con người khác. Cái này gọi là mượn xác hoàn hồn.

/ 4