/ 49
156

CHIA SẺ NHỮNG ĐIỀU TÂM ĐẮC VỀ

THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN

Chủ giảng: Thầy Thái Lễ Húc

Chuyển ngữ: Ban biên tập Học Làm Người Tốt

Giảng tại: Trung Tâm Giáo Dục Văn Hóa Truyền Thống – Malaysia

Tập 21

Tâm thì hiếu đễ trung tín, thân thì lễ nghĩa liêm sỉ, hành vi thì nhân ái hòa bình

Giảng ngày 4 tháng 10 năm 2010

Kính chào quý vị trưởng bối, quý vị đồng đạo, xin chào mọi người!

Lần trước chúng ta đã nói tới “nguyệt hối chi nhật, Táo thần diệc nhiên”. Hôm nay chúng ta xem câu kinh văn tiếp theo: “Phàm nhân hữu quá. Đại tắc đoạt kỉ. Tiểu tắc đoạt toán” (hễ ai có lỗi, lớn thì bị giảm thọ mười hai năm, nhỏ thì giảm thọ một trăm ngày).

Phàm là người có tội lỗi, bất luận tội lỗi này lớn hay nhỏ, đều có ghi lại. Tội lỗi lớn, có thể sẽ tổn hại người, từ “đoạt kỉ” này tức là mười hai năm tuổi thọ; “tiểu tắc đoạt toán”, chữ “toán” này là một trăm ngày ngày tuổi thọ, nghĩa là tổn phước, tổn thọ.

Chúng ta trong quá trình học tập Cảm Ứng Thiên, có vị đồng đạo đã nói rằng, đọc những cái này đều là ác, đọc xong hình như trong tâm cứ thấy là lạ. Mọi người có cảm giác này không? Sự vật đều là một thể nhưng có hai mặt, hôm nay có lỗi, đoạt kỉ đoạt toán; có thiện thì sao? Thì sẽ tăng phước tăng thọ. Hơn nữa thật ra mà nói, trong quá trình tu đạo, “hướng thiện sửa lỗi”, nghe thấy thiện thì hoan hỉ; nghe thấy ác thì phải quán chiếu chính mình, phải sửa đổi nó lại. Không thể tu tới sau cùng, cái ác của mình cũng không quan sát từ tâm địa mình thì có thể sẽ tự gạt mình, có thể sẽ là bỏ qua được là bỏ qua, cho nên “có lỗi thì phải sửa”. Những giáo huấn của Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, trước đây chúng ta đều chưa học qua, chưa từng nghiêm túc đi sâu vào nghiên cứu, thật ra là để đối trị với những thói xấu trong sự đối nhân xử thế, sự giao tiếp của chúng ta bây giờ. Đọc xong thấy không thoải mái, có thể là vừa hay câu kinh văn đó đã nhằm vào chúng ta mà nói. Nếu phát hiện ra đang nói tới chúng ta, chúng ta không được không cảm thấy thoải mái mà phải vui mừng, vì kinh văn này đã chỉ ra vấn đề của chúng ta. Biết được vấn đề của mình, sư phụ nói là “khai ngộ”, đem nó sửa đổi lại, cái này mới là “chân tu hành”.

Câu tiếp theo nói rằng: “Kì quá đại tiểu, hữu số bách sự. Dục cầu trường sanh giả, tiên tu tỵ chi” (Tội lỗi lớn nhỏ của con người có đến mấy trăm chuyện. Kẻ mong sống lâu, trước hết hãy nên tránh né).

Tội lỗi có lớn có nhỏ, lớn gọi là tội nghiệt, nhỏ gọi là lỗi lầm. Trong Thái Thượng Cảm Ứng Thiên đã kể ra mấy trăm ví dụ, giúp chúng ta có thể noi theo, có thể quán chiếu. Và cái “số bách sự” này, thật ra mà nói, mỗi sự việc, lại đem nó phân nhỏ tới cả sự đối nhân xử thế, giao tiếp, đã bao gồm rất nhiều điều vi tế, chỉ còn xem mọi người có khéo léo lĩnh hội không, mỗi câu kinh đều có độ sâu và độ rộng của nó.

Dục cầu trường sanh giả, tiên tu tỵ chi”, “dục cầu” tức là hy vọng, tức là mục tiêu. Một người rất muốn “trường sanh”, đây là trường thọ. Chúng ta tu đạo, Phật môn thường nói: “Trong cửa nhà Phật, có cầu tất ứng”, rất nhiều người nghe thấy câu có cầu tất ứng này, “tôi đời này cái gì cũng không cầu nữa”, đừng vì sự tự tư tự lợi của mình mà cầu. Một người nếu không cầu tích công lũy đức cho tốt, tạo phước cho cha mẹ, tạo phước cho hậu thế thì đó là không có trách nhiệm. Nói thì nghe rất hay, “tôi cái gì cũng không cầu nữa”, nếu như nói cái gì cũng không cầu, một câu Phật hiệu cũng không gián đoạn thì người này thật sự là không đơn giản, tâm của họ cầu sanh Tịnh độ. Nếu như cái gì cũng không cầu, sau đó phóng túng buông thả không tiến bộ thì đó là không có trách nhiệm.

Phật môn đã nói, cầu phú quý được phú quý, cầu trường thọ được trường thọ, điều quan trọng nhất là cầu như lý, như pháp. Mọi người có cầu phước báo không? Phật môn nói “phước huệ song tu”, phải cầu phước báo. Thứ nhất, quý vị có phước báo, người ta nhìn thấy tướng mạo của quý vị trang nghiêm; quý vị không có phước báo, nhìn vào thấy rất khổ sở, người ta nhìn thấy quý vị cũng muốn chạy, vậy thì không có cách nào thân cận đại chúng. Đẳng giác Bồ-tát đều là 100 kiếp tu phước báo tướng hảo. Có phước mới dễ làm lợi ích cho chúng sanh, tạo phước cho chúng sanh, kết thiện duyên. Họ tin tưởng rồi mới dễ nói với họ về giác ngộ Phật pháp.

/ 49