/ 4
464

CĂN NGUYÊN CỦA TAI NẠN VÀ BỆNH TẬT

HÃY TRÂN TRỌNG SINH MẠNG,

XIN ĐỪNG GIẾT HẠI ĐỘNG VẬT

 (TẬP 4)

Người phỏng vấn: Cô Đinh Gia Lệ (A)

Khách mời: Lão Pháp Sư Tịnh Không (B)

Ngày: 26/4/2012

Tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông

 

A: Xin chào Pháp Sư, thưa Pháp Sư chúng ta tiếp tục buổi phỏng vấn. Nghe người già nói “Nợ âm trả dương” thật dễ dàng quá. Kiếp trước chúng ta giết một con bò, giết một con heo, bây giờ chúng ta thả một con cá hoặc một con chim thì có thể xóa bỏ nợ cũ rồi, có phải như vậy không ạ?

B: Không thể.

A: Không thể sao?

B: Không thể.

A: Thật vậy sao ạ?

B: Làm sao có thể xóa bỏ được chứ? Tội phước đều không có đạo lý xóa bỏ nợ cũ như vậy. Bạn tu phước nhất định sẽ hưởng phước, bạn tạo tội cũng nhất định sẽ phải chịu tội, chỉ có thời gian nhân duyên khác nhau mà thôi. Ví dụ tôi bây giờ cố gắng hết sức tạo phước, phước báo rất lớn, phước sẽ hưởng trước, tội để sang một bên, hưởng phước xong rồi thì tội sẽ đến. Phải hiểu đạo lý này, tôi không ngừng tu phước, tôi ngày ngày đều tu phước, tội báo này sẽ luôn bị lùi về phía sau, không thể xóa bỏ được.

A: Không thể xóa bỏ nợ cũ à?

B: Không thể. Vì thế vấn đề này cần phải lưu ý, không thể xóa bỏ được.

A: Không thể xóa được.

B: Đúng vậy, không thể xóa bỏ được.

A: Không thể xóa bỏ được. Thưa Pháp Sư, con đã từng tham gia phóng sanh, đến nơi thấy họ làm rất nhiều nghi lễ phức tạp. Kết quả là rất nhiều tôm cá bị ngộp chết, những người đi theo phóng sanh rất phiền não. Thưa Pháp Sư, Ngài cho rằng làm như thế nào mới có thể như Pháp ạ?

B: Khi phóng sanh, mua các con vật, nhất định phải còn rất khỏe mạnh, phải quan sát xem chúng thật sự có thể tiếp tục sống được thì bạn mới mua chúng. Nếu chúng bị thương quá nặng, thấy chúng không sống được nữa thì chúng ta thầm thọ tam quy y cho chúng, khuyên chúng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, như vậy mới đúng. Nghi lễ phóng sanh quá dài, quá rườm rà, đây quả thật là vấn đề. Thời xưa, cổ đại đức định ra nghi thức này, lúc đó họ biết. Phóng sanh lúc đó khác với bây giờ, không có số lượng lớn như thế, cũng không có nhiều người, cũng không có chúng sanh nhiều như vậy, nên đều phải hiểu quy tắc này. Nghi thức cũng không thể kéo dài, phải nhanh chóng kết thúc. Bạn kéo dài, rất nhiều con vật chết trong thời gian kéo dài lê thê đó, đây đều là tạo tội.

A: Chúng con đã từng bị qua rồi, cũng là tạo tội đúng không ạ?

B: Đúng, không sai. Bạn có lỗi với chúng.

A: Đúng vậy ạ. Có khi chúng con vì để hoàn tất nghi lễ mà đã không quan tâm đến cảm nhận của động vật, thực ra chúng ở trong đó ngột ngạt khó chịu biết bao.

B: Không sai. Vì vậy phóng sanh cần phải, giống như loài sống dưới nước vậy, khi đến bên sông thì lập tức thả chúng ngay.

A: Lập tức thả chúng ngay, sau đó mình mới ở bên sông làm lễ là được, phải không ạ.

B: Không sai.

A: Con có nghe một câu chuyện, có một người mua một con gà đông lạnh về hầm ăn. Thế rồi con gà này nhập vào người, nói với anh ta rằng: “Anh ăn thịt tôi, tôi nhất định phải trả thù anh”. Người này liền giải thích, anh ta nói: “Đâu phải là tôi giết gà đâu”. Con gà nói: “Ăn là ăn, giết là giết, giết tôi thì tôi sẽ trả thù, ăn thịt tôi thì tôi cũng phải trả thù”. Người bị nhập này, lời nói này có đáng tin không thưa Pháp Sư?

B: Đáng tin.

A: Đáng tin.

B: Quả thật là như vậy.

A: Người nào nợ thì đòi người đó.

B: Không sai. Nhưng các con vật này cũng không phải hoàn toàn giống như vậy, có con chúng chuyên tìm người giết chúng, còn giống như con này thì giết hay ăn, nó đều tìm cả, đều hận cả.

A: Tâm sân hận quá sâu nặng.

B: Không sai.

A: Vì chúng ta vô tri, chúng ta cả đời này vô ý hoặc cố ý sát hại đắc tội với chúng, làm hại hay ăn thịt quá nhiều động vật như thế. Thưa Pháp Sư, chúng ta phải làm sao để bù đắp đây?

B: Cách duy nhất là niệm Phật hồi hướng cho chúng.

A: Niệm Phật hồi hướng cho chúng.

B: Đúng vậy. Nhớ không nổi nhiều như vậy, thế thì chúng ta hồi hướng hết cho những chúng sanh có duyên với mình.

A: Chúng sanh có duyên với mình bao gồm cả động vật bị mình sát hại?

/ 4