/ 4
571

CĂN NGUYÊN CỦA TAI NẠN VÀ BỆNH TẬT

HÃY TRÂN TRỌNG SINH MẠNG,

XIN ĐỪNG GIẾT HẠI ĐỘNG VẬT

 (TẬP 2)

Người phỏng vấn: Cô Đinh Gia Lệ (A)

Khách mời: Lão Pháp Sư Tịnh Không (B)

Ngày: 21/4/2012

Tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông


A: Thưa Pháp sư, chúng ta tiếp tục buổi phỏng vấn. Ở miền Đông Bắc, quê hương của chúng con có xảy ra một việc như thế này. Có ba người, trong đó có hai người bắt một con rắn, sau đó thì hầm ăn. Trong lúc họ đang ăn thì người thứ ba đến, họ nhất định mời anh ta ăn thịt rắn này, nhưng anh ta không ăn. Anh ta nói: “Vậy thì tôi uống chút canh thôi”, anh ta chỉ uống hai ngụm canh. Kết quả người đến sau đó, là người uống canh, anh ta tự bị lửa thiêu chết, con trai anh ta cũng bị điên luôn. Sau này khi con anh ta bị điên, chính miệng con trai anh ta nói, cậu ta nói là mình bị con rắn đó nhập. Sau đó cậu ta nói, hai người kia cũng chết rồi, chết như thế nào? Cả hai đều bị tai nạn giao thông mà chết, do chệch tai lái; còn một nguyên nhân khác nữa, là do con rắn che mắt anh ta lại khiến hai người xảy ra tai nạn. Con có một thắc mắc, thưa Pháp Sư, chúng con nghĩ rằng người bắt rắn ăn thịt, cả hai người họ bị báo ứng như vậy thì con có thể hiểu được. Nhưng người còn lại chỉ uống có hai ngụm canh, con trai anh ta cũng bị báo ứng, bản thân anh ta cũng bị báo ứng thê thảm như thế, điều này thì con không hiểu tại sao lại như vậy, thưa Pháp Sư?

B: Rơi vào hoàn cảnh này, chắc chắn người này và con rắn trước đây có oán thù, nếu không thì làm sao nó có thể nhập vào cậu ta được, làm sao nó lại tìm cậu ta gây rắc rối được chứ? Cho nên nói “oan có đầu, nợ có chủ”, nó tìm hai người giết nó thì không có gì để nói cả. Người này chỉ uống chút canh, hơn nữa anh ta không muốn nhưng lại bị ép ăn, điều này chắc chắn là trong quá khứ đã có oán thù với nhau, vì chúng ta phàm phu nên không biết được. Có quả sẽ có nhân, có nhân ắt có quả, nhân quả không tách rời nhau, từ quả chúng ta biết được nhân, từ nhân chúng ta thấy được quả.

A: Thưa Pháp Sư, có một người đồng nghiệp hỏi con một vấn đề, anh ta nói: “Cô nói không sát sanh, vậy tôi hỏi cô một câu, nếu có một con vật đang muốn ăn thịt con của cô, hoặc cắn con của cô, cô có giết nó không? Một bên là con của cô, một bên là con vật.” Gặp phải tình hình như vậy thì cần phải làm sao, thưa Pháp Sư?

B: Đương nhiên phải cứu con của mình trước, nhưng quan trọng nhất là đuổi chúng đi, đừng giết hại chúng.

A: Làm thế nào đuổi nó đi thưa Pháp Sư?

B: Có thể đuổi nó đi được, bạn có khả năng giết nó thì bạn sẽ có khả năng đuổi nó đi, đúng vậy, giết là cách cuối cùng.

A: Bất đắc dĩ đúng không ạ?

B: Bất đắc dĩ, không sai, đúng vậy.

A: Con nghe người ta nói ăn động vật nào thì tính tình giống như vậy, ăn thịt bò thì có tính bò, ăn thịt lừa thì có tính lừa, cách nói này có lý không thưa Pháp Sư?

B: Có lý, đạo Hồi coi trọng điều này, cho nên đạo Hồi hễ động vật nào có tính tình không tốt họ đều không ăn.

A: Động vật có tính tình không tốt.

B: Đúng thế, họ chọn lựa, tôi học được một số kinh nghiệm của họ. Sau này khi tôi học Phật, tôi cảm thấy nhà Phật là viên mãn nhất, người bình thường hiểu được vệ sinh, nhưng con người có tính tình, việc ăn uống có ảnh hưởng đối với tính tình của con người. Ví dụ như ngũ tân trong Phật pháp là hành, tỏi, hẹ, kiệu, củ hành tây, đây chính là ngũ tân mà Phật pháp chúng ta nhắc đến. Ngũ tân, chữ tân có bộ thảo trên đầu, là rau cải, không phải là thịt. Năm loại thức ăn này tính khí không tốt, ăn sống dễ nổi nóng, ăn chín dễ dẫn đến kích thích hoocmon, dẫn đến tính bốc đồng nông nổi. Vì thế nhà Phật liệt chúng vào ngũ giới trong Giới Kinh. “Huân tinh” “tinh” là thịt, “huân” không phải là thịt. Tức là trong thực vật, cái nào tính tình không tốt cũng đều sàng lọc ra, điều này là có đạo lý.

A: Có đạo lý.

B: Vì thế trong thức ăn thịt, đạo Hồi chọn lựa rất cẩn thận, những động vật có tính tình không tốt, những động vật kỳ lạ, họ đều không ăn. Cho nên tôi biết đạo Hồi hiểu được đảm bảo vệ sinh, hiểu được bảo vệ tính tình. Phật Pháp lại thêm…

A: Đảm bảo vệ sinh? Pháp Sư nói điều thứ nhất là?

B: Tính tình.

A: Bảo vệ tính tình?

B: Tính tình.

/ 4