/ 8
768

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương

Tập 8

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm


Chư vị đồng tu, xin mời mở giảng nghĩa ra. “Kim ư thử giới, nhiếp niệm Phật nhân, quy ư Tịnh Độ”. Ba câu này là nói Bồ Tát đến thế giới này, rốt cuộc thì vì điều gì? Họ đến để làm những việc gì? Trước đây đã nói là thuộc về tự tu, thành tựu của bản thân. Ba câu này là nói độ chúng sanh, cũng tức là nói giúp đỡ tất cả đại chúng khai mở pháp môn này, khiến cho ai ai cũng có cơ hội trong đời này siêu việt tam giới, viên thành Phật đạo. Đây là đại nguyện của Phật Bồ Tát, cũng là sự nghiệp của Bồ Tát. Trong Phật môn chúng ta thường nói “Như Lai gia nghiệp”, sự nghiệp của Như Lai, tức là giúp đỡ tất cả chúng sanh giác ngộ chân tướng của vũ trụ nhân sinh.

Chúng ta xem tiểu chú.

“Thử giới, ngũ trược ác khổ thế giới dã”. Đây là nói thế giới này của chúng ta, thế giới này trong kinh nói rất rõ ràng. Đặc biệt là Kinh Vô Lượng Thọ giảng cho chúng ta về “ngũ thống ngũ thiêu”, nói tường tận hơn nhưng kinh điển khác. Trong kinh điển nói, thực sự mà nói, ngày xưa rất khó thể hội được tính nghiêm trọng của trược ác. Mà chúng ta sinh sống trong thời đại hiện tại này, mức độ trược ác càng sâu hơn, hơn nữa còn không ngừng tăng tốc độ sâu thêm, đặc biệt là thường ở các khu vực du lịch, sẽ rất rõ ràng cảm nhận được, thế giới này bất luận là trong nước hay nước ngoài, thế giới bất kỳ một ngõ ngách nào, mỗi năm khiến cho ta cảm nhận được tham, sân, si, mạn, của nhân tánh này không ngừng tăng trưởng. Tính nghiêm trọng của nó, nếu như bình tĩnh mà suy nghĩ sẽ cảm thấy vô cùng đáng sợ. Đích thực là trược ác đến mức độ nghiêm trọng rồi. Hậu quả của trược ác chính là tai nạn. Tai nạn này không dễ dàng tránh khỏi. Đây cũng là điều mà người hiện đại chúng ta nên phải có tánh cảnh giác.

Tịnh Độ, là chỉ cho thế giới tây phương Cực Lạc của Phật A Di Đà, đương nhiên thế giới đó, không phải ở trên trái đất này của chúng ta, cũng không phải ở trong thái dương hệ của chúng ta, thậm chí cũng không phải ở trong hệ ngân hà của chúng ta. Đức Phật nói cho chúng ta thế giới này cách thế giới của chúng ta, thế giới mà Đức Phật nói là hệ ngân hà. Đây là cách nói thông thường của chúng ta. Nếu như theo cách nói của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ thì phạm vi này càng lớn, lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ cho rằng hệ ngân hà chẳng qua là một đơn vị thế giới mà thôi. Đại thiên thế giới rốt cuộc là lớn đến chừng nào? Theo như cách nói thông thường ở trong kinh là mười ức hệ ngân hà. Mười ức hệ ngân hà, phạm vi lớn như vậy là một khu vực giáo hóa của một Đức Phật. Phạm vi này rất lớn rất lớn. Đây là điều ngày xưa chưa có ai nói qua. Nhưng lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ cũng rất có lý. Bài luận văn này của ông hiện nay đưa vào phần sau của Chú giải Kinh Vô Lượng Thọ, phần phụ lục phía sau. Ông ấy đã có được chỗ thấy của mình.

Thế giới tây phương cách ra ngoài đại thiên thế giới của chúng ta, về phía tây của đại thiên thế giới chúng ta, giữa đó cách mười vạn ức quốc độ Phật. Nơi đó có một có thế giới rộng lớn, là khu vực giáo hóa của Phật A Di Đà. Theo cách nói của Phật cự ly đó là con số thiên văn. Chúng ta dùng phương pháp gì để có thể đến được? Chư vị nếu như đọc qua một số kinh điển Đại thừa, quí vị sẽ cảm thấy đây không phải là một việc khó. Bởi vì tận hư không biến pháp giới đều là vật mà tâm tánh của chính chúng ta biến hiện ra. Vậy thế giới tây phương Cực Lạc tuy là xa, cũng không phải xa lắm, không thể vượt qua khỏi tâm tánh. Đã là trong tâm tánh, vậy thì trong một niệm có thể đạt đến được. Cho nên “niệm lực” nhanh chóng chu biến, không phải bất kỳ vật chất nào có thể so sánh được. Ví dụ như ngày nay dùng điện, dùng quang, điện và quang năng lực khuếch tán gần giống nhau, trong một giây có thể khuếch tán đến 300.000 km. Chúng ta cảm thấy điều này đã không thể nghĩ bàn rồi. Niệm lực của tâm chúng ta trong một sát na, không cần đến một giây, còn chưa bằng một phần ức vạn phân của giây, năng lực khuếch tán có thể chu biến pháp giới. Vô tận hư không pháp giới nó đều đến được hết. Cho nên quá khứ hiện tại vị lai đều bao gồm ở trong đó. Nói lời này cũng chính là Đức Phật nói cho chúng ta, bản năng của chúng ta như vậy. Đây là thuộc về bản năng. Bản năng người người đều có. Đáng tiếc là chúng ta làm cho bản năng của mình mê mất rồi. Phật Pháp không có gì khác, nói thật tình là, Đức Phật nói lời chân thật, Phật không có thứ gì cho chúng ta, Phật dạy cho chúng ta, là bản thân chúng ta khôi phục lại bản năng của chính mình mà thôi. Nếu như nói Phật có thứ gì đó cho chúng ta, thì đó là lời Phật lừa gạt mọi người, chắc chắn không có. Chư vị tra hết Đại Tạng Kinh xem Đức Phật tuyệt đối sẽ không nói Ta có một thứ gì đó cho quí vị. Không có. Đều là dạy cho quí vị phương pháp khôi phục bản năng. Từ đó có thể biết, trong Phật Pháp đích thực không có mảy may mê tín nào. Đại Thế Chí Bồ Tát ở đây cũng là dạy cho chúng ta như vậy.

/ 8