/ 289
432

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 254


Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang năm trăm lẻ hai:


(Sao) Hựu Hoa Nghiêm Thập Địa liên hoa văn vân: “Lưu ly vi hành, chiên đàn vi đài, mã não vi tu, Diêm Phù Đàn kim vi diệp”, tịnh xưng hành, đài, tu, diệp. Nhi Niết Bàn diệc vân: “Thí như hành, diệp, tu, đài, hợp vi liên hoa”. Thử sở vị đài, giai phòng đài dã.

(鈔)又華嚴十地蓮華文云:琉璃為莖,栴檀為臺,瑪瑙為鬚,閻浮檀金為葉。並稱莖臺鬚葉。而涅槃亦云:譬如莖葉鬚臺,合為蓮華。此所謂臺,皆房臺也。

(Sao:Lại nữa, phần nói về hoa sen trong phẩm Thập Địa của kinh Hoa Nghiêm có nói: “Lưu ly làm cuống, chiên đàn làm đài, mã não làm tua (nhị sen), vàng Diêm Phù Đàn làm cánh hoa”, cùng nói đến cuống, gương, tua, cánh. Mà kinh Niết Bàn cũng nói: “Ví như cuống, cánh, tua, đài hợp thành hoa sen”. Đài được nói [trong các đoạn kinh văn ấy] đều là gương sen vậy).


Đại sư trích dẫn kinh văn từ kinh Hoa Nghiêm và Niết Bàn để chứng minh. Đức Phật nói tới “liên đài” rất nhiều, trong các kinh đều có nói. Đối với “đài” được nói ở đây, ta gọi là “gương sen” hoặc “đài sen”; chữ “phòng đài” [trong Sớ Sao] có ý nghĩa ấy.


(Sao) Tức Pháp Hoa “Chân Thúc Ca bảo dĩ vi kỳ đài” chi ý dã.

(鈔)即法華甄叔迦寶以為其臺之意也。

(Sao: Chính là ý nghĩa của [chữ Đài] trong câu “dùng báu Chân Thúc Ca để làm đài” trong kinh Pháp Hoa).


Trích từ kinh Pháp Hoa. “Chân Thúc Ca (Kiṃśuka) bảo” là tiếng Phạn, dịch sang nghĩa tiếng Hán là “hồng bảo thạch”.


(Sao) Quán thị, tắc tri Quán Kinh hoa tòa quán trung, tiên ngôn tác liên hoa tưởng, thứ vân Thích Ca Tỳ Lăng Già bảo dĩ vi kỳ đài, tắc hoa nội chi đài dã.

(鈔)觀是,則知觀經華座觀中,先言作蓮華想,次云釋迦毗楞伽寶以為其臺,則華內之臺也。

(Sao: Xem đó bèn biết trong phần Hoa Tòa Quán của Quán Kinh, trước hết nói quán tưởng hoa sen, kế đó nói “báu Thích Ca Tỳ Lăng Già để làm đài” chính là [nói tới] cái đài ở bên trong hoa vậy).


Những điều được nói trong các kinh đủ để chứng minh kim cang đài hay tử kim đài đều nhằm chỉ gương sen trong hoa sen. “Thích Ca Tỳ Lăng Già bảo” (Śakrābhilagna-maṇi-ratna) là danh xưng của một loại bảo châu, cũng là tiếng Phạn, có nghĩa là Năng Thắng. Loại bảo châu này vô cùng trân quý, hết sức hiếm có, thù thắng.


(Sao) Hựu vân: “Nhất nhất kim sắc, xứ xứ biến hóa, hoặc tác kim cang đài, hoặc tác trân châu võng đẳng”, tắc hoa hạ chi đài dã.

(鈔)又云:一一金色,處處變化,或作金剛臺,或作珍珠網等,則華下之臺也。

(Sao: Lại nói: “Mỗi một sắc vàng, biến hóa khắp nơi, hoặc biến ra đài kim cang, hoặc là lưới trân châu v.v…” chính là [nói tới] cái đài ở dưới hoa vậy).


Hoa ở trên đài, trong hoa cũng có đài.


(Sao) Cố thượng phẩm trung sanh, tiên ngôn tử kim đài, thứ vân túc hạ diệc hữu thất bảo liên hoa, tắc tử kim đài tại hoa hạ, minh hỹ.

(鈔)故上品中生,先言紫金臺,次云足下亦有七寶蓮華,則紫金臺在華下明矣。

(Sao: Vì thế, trong phần thượng phẩm trung sanh [của Quán Kinh], trước hết nói đến đài tử kim, sau đó nói “dưới chân cũng có hoa sen bảy báu”, rõ ràng là nói tới đài vàng ở dưới hoa).


Nói theo kiểu này là nói tới cái đài [nâng đỡ] ở phía dưới hoa.


(Sao) Hoa tất hữu đài, đài tất hữu hoa, ngôn kim cang đài, bất ngôn hoa, dữ ngôn hoa bất ngôn đài, văn tiền hậu hỗ hiển nhĩ.

(鈔)華必有臺,臺必有華,言金剛臺,不言華,與言華不言臺,文前後互顯耳。

(Sao: Hoa ắt có đài, có đài ắt phải có hoa. Nói “đài kim cang, chẳng nói hoa”, và “nói hoa, chẳng nói đài”, kinh văn trước sau soi tỏ lẫn nhau vậy).


Chúng ta đọc kinh Phật hãy nên biết điều này. Đức Phật thuyết pháp, rồi người đời sau kết tập, ghi chép thành văn tự. Trong văn tự, chẳng tránh khỏi có chuyện tu từ[1], tức là tại Trung Hoa, vào thuở phiên dịch, sau khi hoàn thành một bộ kinh, vẫn phải tìm những bậc đại văn học gia làm công tác tu từ, [tức là] giữ cho ý nghĩa chẳng thay đổi, nhưng [điểm xuyết] từ ngữ, câu văn cho đẹp. Người Hoa làm công tác này. Chúng tôi nghĩ: Khi tôn giả A Nan kết tập, thoạt ban sơ cũng phải nên có công tác tô điểm này. Vì thế, văn tự có chỗ nói rõ hoặc tỉnh lược lẫn nhau: Ở nơi đây đã nói rất rõ rệt thì ở chỗ kia bèn nói đơn giản, ở chỗ kia nói rất rõ rệt thì ở nơi đây bèn nói đơn giản. Vì thế, phải gộp lại để xem thì mới có thể thấy ý nghĩa hoàn chỉnh!

/ 289