/ 289
623

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 157

 

  Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang ba trăm ba mươi chín:

 

  (Sớ) Xứng Lý, tắc tự tánh tự nghiêm, thị thịnh hoa cúng dường nghĩa. Tự tánh tự biến, thị thập vạn ức Phật nghĩa. Tự tánh tự không, thị thực thời hoàn nghĩa. Tự tánh tự trụ, thị bổn quốc nghĩa.

(疏) 稱理,則自性自嚴,是盛花供養義;自性自遍,是十萬億佛義;自性自空,是食時還義;自性自住,是本國義。

(Sớ: Xứng Lý, tự tánh tự trang nghiêm là ý nghĩa “đựng hoa cúng dường”. Tự tánh tự trọn khắp là ý nghĩa “mười vạn ức Phật”. Tự tánh tự không là ý nghĩa “trở về trong khoảng bữa ăn”. Tự tánh tự trụ là ý nghĩa “bổn quốc”).

 

  Từ đoạn này trở đi, Liên Trì đại sư bắt đầu tiêu quy tự tánh, [tiêu quy tự tánh] là sự thụ dụng chân thật do đọc kinh, và cũng là dung hội ý nghĩa của kinh với tự tánh.  Lý Sự giao hòa, dung hội.  Tánh,  Tướng bất

nhị. Đấy mới là thật sự đạt được thụ dụng!

 

  (Diễn) Phật chân Pháp Thân, do nhược hư không, thục thọ cúng dường? Cố tự tánh tự nghiêm, thị thịnh hoa cúng dường nghĩa.

(演) 佛真法身,猶若虛空,孰受供養,故自性自嚴,是盛花供養義。

(Diễn: Pháp Thân chân thật của Phật ví như hư không, ai nhận cúng dường? Vì thế, tự tánh tự trang nghiêm là ý nghĩa “đựng hoa cúng dường”).

 

  Chư thiên và nhân dân trong thế giới Tây Phương. [Nói] “chư thiên nhân dân” là nói phương tiện, vì thế giới Tây Phương thuần nhất là Bồ Tát. Thế giới ấy là pháp giới Bồ Tát, lại còn là pháp giới của Phổ Hiền Bồ Tát, trọn chẳng có trời hay người. Chúng ta nói “trời, người”, nói thật ra, là nói tới những vị Bồ Tát. Trên sự tướng, các Ngài là có, chẳng phải là không có: Mỗi ngày đều đến cúng dường vô lượng vô biên chư Phật, trên mặt Sự là có! Kinh Hoa Nghiêm nói Lý Sự vô ngại, Lý và Sự là một, không hai, đấy mới là Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế như trong Phật pháp thường giảng: Đã chẳng thiên về Lý, mà cũng chẳng thiên về Sự. Trọn chẳng phải là [nghe] nói Xứng Lý, Pháp Thân của Phật giống như hư không, chẳng cần phải cúng dường, [bèn suy nghĩ]: “Cớ gì phải cúng dường? Chúng ta cũng chẳng cần phải thực hiện khóa tụng, lạy Phật ở nơi đó!” [Nếu hiểu như vậy], tức là đã chấp Lý phế Sự, sai mất rồi! Đã thiên lệch một bên, chấp Không! Nếu thiên chấp sự tướng, chẳng hiểu Lý, vẫn tốt hơn chấp trước Không một chút, vì chấp trước Không, nhất định sẽ đọa lạc. Chấp trước Có thì còn được cứu, người ấy còn có thể tu phước, còn có thể đới nghiệp vãng sanh. Nếu hai bên Không và Có đều chẳng chấp, phẩm vị vãng sanh sẽ rất cao. Vì thế, nói theo tâm tánh, sẽ là “tự tánh tự nghiêm”. “Tự nghiêm”: Tâm địa thanh tịnh là trang nghiêm, vốn chẳng có một vật là trang nghiêm. Đó là trang nghiêm chân thật, là ý nghĩa “tự tánh tự nghiêm”. Giống như trong câu “đựng hoa cúng dường” ở phần trước, “cúng dường” có ý nghĩa trang nghiêm.

 

  (Diễn) Pháp Thân vô vi, bất đọa chư số, hà vân thập vạn ức? Cố tự tánh tự biến, thị thập vạn ức nghĩa.

  (演) 法身無為 ,不墮諸數 ,何云十萬億,故自性自

遍,是十萬億義。

(Diễn: Pháp Thân vô vi, chẳng rớt vào các số, sao lại nói là “mười vạn ức?” Vì thế, tự tánh tự trọn khắp là ý nghĩa “mười vạn ức”).

 

  “Mười vạn ức” được nói ở đây chẳng phải là con số, mà có ý nghĩa biểu thị pháp. “Mười vạn ức” là tận hư không khắp pháp giới; Chân Như bổn tánh là tận hư không khắp pháp giới. Hữu vi thuộc về Số, “Số” là số lượng. Trừ Phật và các đại Bồ Tát ra, có thể nói là hết thảy đều thuộc vào Số. Đọa trong Số, người khác sẽ có thể dự đoán vận mạng. Cư sĩ Liễu Phàm được Khổng tiên sinh đoán mạng chuẩn xác ngần ấy là vì lẽ nào? Ông ta đọa trong Số. Vì sao có số? Do ông ta có vọng niệm, hữu vi; hữu vi chính là có tạo tác. Trong tâm chúng ta một niệm sanh, một niệm diệt, tức là tạo tác, suốt ngày từ sáng đến tối đều tạo tác. Ngủ nghê nằm mộng vẫn là tạo tác, tạo tác chưa hề ngừng, đó là “đọa trong số”. Vì thế, chúng ta thường nói “con người có vận mạng”.

  Con người đáng quý nhất là biết vận mạng của chính mình. Biết vận mạng của chính mình, liền thật thà, liền an phận giữ nề nếp. Nói cách khác, tâm người ấy đã định, chẳng suy tưởng lung tung. Kẻ chẳng biết vận mạng, toan cạnh tranh cùng số mạng, đó là chuyện rất oan uổng, con người chẳng có cách nào tranh đua cùng số mạng! “Một hớp uống, một miếng ăn, không gì chẳng phải là định sẵn” là chuyện ngàn vạn phần xác thực. Nếu con người tranh đua cùng số mạng, tai nạn sẽ xảy đến. Nếu chư vị lắng lòng quan sát, sẽ có thể nhìn thấy [điều đó] ngay trong thế gian hiện tiền. Rất nhiều kẻ nghĩ trọn mọi phương pháp để kiếm tiền. Ở Đài Loan, hiện thời kiếm tiền dễ dàng, nghe nói những thứ như lục hợp thái[1] và cổ phiếu kiếm tiền khá lắm. Quý vị hãy quan sát cẩn thận, không sai! Có những người kiếm được tiền, mạng cũng chẳng còn. Có những người kiếm được tiền, mạng vẫn còn, nhưng hiện thời thân thể đã bị hủy hoại, một thân đầy bệnh tật! Cho thấy không thể đua tranh cùng mạng! Quý vị chơi những thứ ấy để kiếm tiền, nói thật thà, vẫn do trong mạng quý vị có. Nếu trong mạng quý vị không có, cũng chẳng kiếm được tiền! Trong mạng quý vị có tiền tài suốt sáu mươi năm, nay ta kiếm được [toàn bộ số tiền ấy] trong một lúc! Giống như chúng ta đi làm lãnh lương, quý vị lãnh toàn bộ tiền lương trong sáu mươi năm, nên bèn có một món tiền to, nhưng đến tháng sau, chẳng có thâu nhập, dùng hết sạch rồi, dùng hết là xong luôn! Vẫn chẳng bằng lãnh mỗi tháng thì hơn! Cổ nhân có nói: “Lộc tận nhân vong” (Lộc hết, người chết). Lộc trong sáu mươi năm, quý vị dùng hết trong một ngày, sau đó chẳng còn gì nữa, chỉ có nước chết đói, đi vào tử lộ! Trạng huống ấy xưa nay đều có, mọi người hãy cẩn thận quan sát một chút sẽ liễu giải ngay! Con người nhất định phải an phận thủ thường!

Nguồn: www.niemphat.net

/ 289