/ 289
515

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 155


Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang ba trăm ba mươi ba:


Tam, vũ hoa.

Sơ, thiên vũ diệu hoa.

(Kinh) Trú dạ lục thời, vũ thiên Mạn Đà La hoa.

三、雨華。

初、天雨妙華。

(經) 晝夜六時。雨天曼陀羅華。

(Ba, mưa hoa.

Thứ nhất, trời đổ mưa hoa mầu nhiệm.

Kinh: Ngày đêm sáu thời, mưa hoa Mạn Đà La cõi trời).


Câu kinh văn này cũng nhằm nói rõ sự trang nghiêm trên không trung.


(Sớ) Ngôn thử hoàng kim địa thượng, thường vũ thiên hoa dã. Bỉ vô Tu Di, nhật, nguyệt, nhi ngôn “lục thời” giả, dĩ hoa điểu vi hậu dã. Lô Sơn liên lậu, cái phỏng thử ý.

(疏) 言此黃金地上,常雨天華也。彼無須彌日月,而言六時者,以華鳥為候也。廬山蓮漏,蓋倣此意。

(Sớ: Ý nói trên đất vàng ròng ấy, thường mưa hoa cõi trời. Cõi ấy chẳng có núi Tu Di, mặt trời, mặt trăng, mà nói “sáu thời” là do lấy hoa và chim để hạn định thời gian. Đồng hồ sen ở Lô Sơn phỏng theo ý này).


Tây Phương Cực Lạc thế giới “hoàng kim địa thượng” (trên mặt đất vàng ròng), [nói] “hoàng kim địa” thì có thể thấy là nơi có đại chúng cư trụ đông đúc, vì vàng ròng dùng để lót đất, khắp nơi trên mặt đất đều [dùng vàng] lót thành đường, nơi ấy nhất định là có rất nhiều người ở, chẳng phải là nơi núi hoang, đồng vắng. Những nơi ấy có “mưa hoa”. Có thể thấy đây là sự cảm ứng chẳng thể nghĩ bàn. Chỉ cần là chỗ có người ở, trên hư không bèn tuôn mưa hoa, đó là sự trang nghiêm trên không trung. “Trú dạ lục thời” (Ngày đêm sáu thời), mưa hoa chẳng ngớt. Tây Phương Cực Lạc thế giới chẳng có núi Tu Di, chẳng có mặt trời, mặt trăng, phân biệt ngày đêm bằng cách nào? Thế gian này có ngày đêm là vì có mặt trời, mặt trăng, địa cầu tự xoay, bên này được mặt trời chiếu tới là ban ngày, bên kia không có mặt trời chiếu sáng bèn là ban đêm; do đó, có ngày đêm. Tây Phương Cực Lạc thế giới chẳng có mặt trời, mặt trăng, nhưng bên ấy chẳng có thứ gì không tỏa sáng, tâm trái đất tỏa ánh sáng, thân người phóng quang minh, vật chất có quang minh, thế giới ấy là thế giới quang minh, chẳng có núi Tu Di, mặt trời, mặt trăng, hoặc ánh đèn.

(Sao) Thử độ nhật nguyệt toàn hoàn, nhiễu Tu Di nhi phân trú dạ, như Thiệm Bộ chánh đương Tu Di chi Nam, trú tắc thỉ Đông châu bán, kinh hồ Nam châu, chung Tây châu bán. Dạ tắc thỉ Tây châu bán, kinh hồ Bắc châu, chung Đông châu bán. Phối thập nhị chi, lục thời thành trú, lục thời thành dạ, vi nhất nhật dã.

(鈔) 此土日月旋環,遶須彌而分晝夜,如贍部正當須彌之南,晝則始東洲半,經乎南洲,終西洲半;夜則始西洲半,經乎北洲,終東洲半。配十二支,六時成晝,六時成夜,為一日也。

(Sao: Trong cõi này, mặt trời, mặt trăng xoay tròn, nhiễu quanh núi Tu Di nên chia ra ngày đêm. Như châu Thiệm Bộ nằm ngay phía Nam núi Tu Di, ban ngày vừa mới hừng đông thì mặt trời đã đi qua một nửa Đông châu, rồi đi qua Nam châu, cuối ngày đã đến phân nửa Tây châu. Ban đêm thì lúc đầu đêm, mặt trời, mặt trăng đã đi hết nửa Tây Châu, rồi đi qua Bắc châu, đến cuối đêm nó đi hết nửa Đông châu. [Nhật nguyệt xoay vòng như thế] đem phối hợp với mười hai chi (Địa Chi), sẽ thành sáu thời ban ngày và sáu thời ban đêm, đó là một ngày).


Lời Sao do Liên Trì đại sư viết. Liên Trì đại sư là người sống vào cuối đời Minh, cách chúng ta khoảng năm trăm năm. Từ đoạn văn này, có thể thấy cách quan sát vũ trụ của người sống vào năm trăm năm trước, đương nhiên họ có cách nhìn khác với chúng ta trong hiện thời. Vì năm trăm năm trước, [nhân loại] vẫn chưa biết địa cầu xoay quanh mặt trời, không biết địa cầu tròn xoe. Người thuở trước quan niệm “thiên viên, địa phương”, [tức là] họ nghĩ đại địa vuông vức, còn bầu trời là hình tròn. Sách Diễn Nghĩa do pháp sư Cổ Đức soạn, Ngài là đồ đệ của Liên Trì đại sư, sống cùng thời đại với Liên Trì đại sư, nên có cùng vũ trụ quan với Liên Trì đại sư.


(Diễn) “Trú tắc thỉ Đông châu bán” lục cú, ngôn nhật chi toàn hoàn dã. Cổ vân: “Nam Thiệm Bộ Châu nhật đương ngọ, Bắc Câu Lô Châu đả tam cổ, Đông Thắng Thần Châu nhật tương bô, Tây Ngưu Hóa Châu khai môn hộ”, thị dã.

(演) 晝則始東洲半六句,言日之旋環也。古云:南贍部洲日當午,北俱盧洲打三鼓,東勝神洲日將晡,西牛貨洲開門戶,是也。

(Diễn: Sáu câu “ban ngày vừa mới hừng đông thì mặt trời đã đi qua một nửa Đông châu” là nói mặt trời xoay vòng [trong vũ trụ]. Cổ nhân nói: “Nam Thiệm Bộ Châu đang giữa trưa, Bắc Câu Lô Châu đánh trống báo canh ba, Đông Thắng Thần Châu ngày mới chớm, Tây Ngưu Hóa Châu mở toang cửa” nhằm diễn tả ý này).

/ 289