333

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 108

 

  Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang hai trăm mười bốn:

 

  (Sao) Chiến Thắng giả, Ba Tư Nặc vương Thái Tử sanh thời, vương dữ ngoại quốc giao chiến đắc thắng, hỷ nhi lập danh.

  (鈔)戰勝者,波斯匿王太子生時,王與外國交戰得勝

,喜而立名。 

(Sao: Chiến Thắng: Khi vua Ba Tư Nặc sanh Thái Tử, vua cùng nước ngoài giao chiến thắng trận, nên vui mừng đặt tên như vậy).

 

  Nói rõ những ý nghĩa được bao hàm trong danh hiệu Kỳ Đà.

 

  (Sao) Tu Đạt Đa giả, Phạn ngữ, thử vân Nhạo Thí.

  (鈔) 須達多者,梵語,此云樂施。

  (Sao: Tu Đạt Đa, là tiếng Phạn, cõi này dịch là Nhạo Thí).

 

  Tức là vui vẻ bố thí.

  (Sao) Thắng Quân vương đại thần dã.

  (鈔) 勝軍王大臣也。

  (Sao: Là đại thần của vua Thắng Quân).

 

  “Thắng Quân vương” là vua Ba Tư Nặc (Prasenajit), [Tu Đạt Đa] là đại thần của vua Ba Tư Nặc.

 

  (Sao) Hỷ nhạo hành thí, toại thành lệnh danh.

  (鈔) 喜樂行施,遂成令名。

  (Sao: Ưa thích bố thí, nên thành mỹ danh).

 

  Danh hiệu do chuộng thiện, ưa thí mà thành tên.

 

  (Sao) Cấp Cô Độc giả.

  (鈔) 給孤獨者。

  (Sao: Cấp Cô Độc...)

 

“Cấp” có nghĩa là bố thí.

 

  (Sao) Ấu nhi vô phụ viết Cô, lão nhi vô tử viết Độc.

(鈔) 幼而無父曰孤,老而無子曰獨。

  (Sao: Trẻ thơ không cha gọi là Cô, già cả không con là Độc).

 

  Do đây có thể biết: Tu Đạt Đa là một vị trưởng giả từ thiện, không chỉ có địa vị rất cao trong quốc gia, mà còn có tài sản rất lớn. Điều khó có nhất là ông ta chuộng thiện, ưa thí, thường cứu giúp những người già yếu, nghèo túng. Vì thế, thuở ấy, mọi người gọi ông là trưởng giả Cấp Cô Độc, chẳng gọi tên tục. Đấy là tôn kính ông ta.

 

  (Sao) Khổng ân châu cấp, Kỳ chánh tiên quỳnh[1], phi bất phổ từ, hữu hoãn cấp cố.

  (鈔) 孔恩周急,岐政先煢,非不普慈,有緩急故。

  (Sao: Châu cấp có chọn lựa như Khổng Tử [chẳng giúp đỡ kẻ giàu được giàu thêm], cai trị bằng lòng nhân như Văn Vương giúp người đơn côi trước, chẳng phải là lòng Từ không trọn khắp, nhưng chuyện cứu tế có hoãn đãi hay gấp rút khác biệt).

 

Tuy bố thí, cúng dường bằng tâm bình đẳng, nhưng quan tâm kẻ cô độc (cô nhi và người già sống trơ trọi một mình) là những kẻ hết sức đáng thương và kẻ thiếu thốn, do vậy, trong lúc cứu tế, đã xếp họ vào mức ưu tiên bậc nhất. Đây là những người hết sức cần được cứu giúp. Vì thế, trưởng giả Cấp Cô Độc cũng đặc biệt chiếu cố những người đó.

 

(Sao) Chúng cư viết Viên giả.

(鈔) 眾居曰園者。

(Sao: Chỗ nhiều người ở gọi là Viên).

 

Giải thích chữ Viên trong từ ngữ Cấp Cô Độc Viên.

 

(Sao) Lâm ấm thanh u, học đạo chi nhân, ưng thê chỉ cố.

  (鈔) 林蔭清幽,學道之人,應棲止故。

(Sao: Nhiều cây cối xum xuê, thanh vắng, là nơi đáng để cho người học đạo ở).

 

  Hoàn cảnh cư trụ của “học đạo chi nhân” (người học đạo) rất nên “thanh u”, hoàn cảnh ấy sẽ tốt đẹp hơn một chút. Từ xưa đến nay, tự viện, tùng lâm đều được kiến tạo trong vùng núi rừng, cách xa thành thị, cách biệt khá xa những nơi dân cư hòng tĩnh tâm dưỡng đạo, tu đạo.

 

  (Sao) Thí thụ mãi viên giả, Niết Bàn Kinh thuyết: “Tu Đạt trưởng giả, bổn Xá Vệ nhân, sơ vị tri Phật, vị phinh phụ cố”.

  (鈔)施樹買園者,涅槃經說:須達長者,本舍衛人,初未知佛,為娉婦故。

  (Sao: “Thí cây, mua vườn”: Kinh Niết Bàn nói: “Trưởng giả Tu Đạt vốn là người Xá Vệ, thoạt đầu chưa biết Phật, vì cưới dâu mà...)

Nguồn: www.niemphat.net">www.niemphat.net">www.niemphat.net