/ 1
2.470

Ý NGHĨA CHÂN THẬT CỦA ‘BỔN NGUYỆN NIỆM PHẬT’

Hòa Thượng Tịnh Không thuyết giảng

Liễu Nhân sưu tập và ghi chép, Cư sĩ Truyền Tịnh giảo chánh

Dịch theo bản in của Tịnh Tông Học Hội Los Angeles, tháng 3, 2001

 

Mục Lục

 

1. Ý nghĩa chân thật của ‘Bổn Nguyện Niệm Phật’

a. Bổn nguyện là gì?

b. Chẳng phát nguyện thì niệm Phật không thể vãng sanh.

c. Ðời mạt pháp, tà sư nhiều như cát sông Hằng.

2. Làm thế nào để khế nhập cảnh giới của Phật

a. Phàm và thánh cùng một thể -- duy tâm sở hiện, duy thức sở biến

b. Chuyển phàm thành thánh -- Hạ thủ công phu từ tâm niệm.

c. Cảnh giới của thánh nhân (Phật) -- Ðối xử hòa mục, đối đãi bình đẳng

d. Giáo dục tôn giáo, cứu vãn thế giới

3. Uống nước nhớ nguồn, bàn về ân đức

a. Niệm Phật, Pháp môn hạng nhất của nền giáo dục Phật Ðà. Văn Thù, Phổ Hiền, Thiện Tài đều tu pháp này.

b. Chúng sanh vốn là Phật – vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà đọa lạc trong sáu nẻo, thập pháp giới

c. Chắc thật niệm Phật, khỏi đoạn phiền não, một đời thành Phật.

d. Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối. Năng chấp, sở chấp đều không thể đạt được.

e. Ban châu Tam muội.

f. Tướng lành lúc Hàn Quán Trưởng vãng sanh

i. Thấy Phật lần đầu

ii. Thấy Phật lần thứ hai.

g. Uống nước nhớ nguồn, bàn về ân đức. Ân của thầy, ân của hộ pháp.

h. Bậc tái lai – Lão cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập kinh Vô Lượng Thọ

i. Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Vô Lượng Thọ đều là pháp luân viên mãn.

j. Chuyên tu Tịnh Ðộ. Giải và hành cùng coi trọng.

4. Tu hành như thế nào?

a. Thâm giải kinh giáo – Tin sâu, nguyện thiết, phụng hành.

b. Nghiên [cứu kinh] giáo tức là nhớ Phật – Văn tự và nghĩa lý được thực hiện trong sinh hoạt.

c. Tu hành – Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác

d. Phản tỉnh, sửa lỗi lầm, tiêu nghiệp chướng

e. Học Phật phải bắt đầu từ khởi tâm động niệm

f. Kinh cứu mạng trong thời Mạt pháp – Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh.

g. Khuyến tín, Khuyến nguyện. Tán thán lẫn nhau.

h. Niệm niệm vì Phật pháp, vì chúng sanh

5. Tịnh nghiệp Tam phước

a. Tịnh nghiệp chánh nhân của ba đời chư Phật.

b. Phật pháp là hiếu đạo và sư đạo

c. Tam quy trong Tịnh Tông: A Di Ðà Phật, kinh Vô Lượng Thọ, Bồ Tát Quán Âm và Thế Chí.

d. Giữ phép tắc, làm gương mẫu cho chúng sanh. Học chịu thiệt thòi, không vì cá nhân mình.

e. Giác là Phật pháp, mê không là Phật pháp.

f. Tin sâu nhân quả -- Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả.

g. Năm khoa mục của Tịnh Tông – Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Ðộ, Thập Nguyện.

6. Phật học vấn đáp

a. Chịu bị gạt có phải là bố thí không?

b. Vừa vẽ hoa sen vừa niệm Phật, có thể không bịnh mà mất hay chăng?

c. Ðến đạo tràng, làm công quả có phải là quảng doanh chúng vụ hay không?

d. Nên nghĩ như thế nào về [vấn đề] tại gia, xuất gia trong thời Mạt pháp?

e. Trong chùa dùng trống làm bằng da có đúng với lời dạy về từ bi hay không?

f. Từ nay về sau xu thế chiều hướng xã hội biến hóa ra sao? Phật giáo đồ tại gia nên tu hành như thế nào?

g. Lúc trước làm ác, lụy đến vợ, bây giờ vợ gây trở ngại cho việc niệm Phật, làm thế nào để tiêu [nghiệp] tội?

Làm thế nào để niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ?

h. Việc chăn gối giữa vợ chồng, có phải người học Phật, niệm Phật chẳng cần việc này? Phải chăng không thể có quan hệ tình dục giữa nam nữ ngoài phạm vi vợ chồng?

i. Nếu mình niệm Phật nhưng vợ (hay chồng mình) chẳng niệm, vả lại còn phá hoại sự niệm Phật, thậm chí xé rách kinh sách, trong trường hợp như vậy phải làm thế nào?

7. Phụ lục

a. Ba yếu quyết của sự thọ trì kinh Vô Lượng Thọ.

b. Thái độ và sự nhận thức cần có trong sự tu học Phật pháp.

c. Lợi ích thù thắng của sự nhiếp thọ chúng sanh của kinh Vô Lượng Thọ

d. Ý nghĩa của Phật thất và niệm Phật.

e. Giới thiệu sơ lược về Tam Thời Hệ Niệm.

f. Khó gặp thầy tốt.

g. Nhàn đàm về chuyện học Phật.

1. Ý nghĩa chân thật của ‘Bổn Nguyện Niệm Phật’

 

Các bạn đồng học:

Chào các bạn, thầy Ngộ Ðạo gởi đến câu hỏi của một vị đồng tu ở trường Ðại học Lý Công, Nam Kinh như vầy: “Gần đây có người rao truyền ‘Bổn Nguyện Niệm Phật’ chẳng y chiếu những lời dạy trong Tịnh Ðộ Tam Kinh, chẳng cần tin, chẳng cần phát nguyện, và cũng chẳng cần niệm Phật đều có thể vãng sanh”. Nhiều bạn đồng học chưa hiểu sâu vào [giáo nghĩa] Tịnh Tông nghe xong rất hoang mang’, xin pháp sư từ bi giảng giải.

Nguồn: www.niemphat.net

/ 1