/ 600
423

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 557

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Nguyên Tâm

Thời gian: 24.08.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

Chư vị Pháp sư, quí vị đồng học, mời ngồi.

Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 730, hàng thứ năm, bắt đầu xem từ đó. Từ “Lâu dần sẽ khai giải hoan hỉ”, xem từ đó.

Chúng ta xem chú giải của Niệm Lão: “Nói chung vì đời trước người này chưa mở trí tuệ, ít đọc kinh điển, nay tuy thấy được Di Đà, tai nghe Phật dạy, nhưng tâm dơ chưa trừ, tình kiến vẫn còn. Nên phải huân tập đa văn, tăng trưởng trí tuệ, mới có thể hiểu được lời Phật. Nên nói lâu dần sẽ khai giải hoan hỉ.

Đoạn này nói người sinh biên địa một khi sám hối, được giác ngộ, họ sẽ thoát khỏi biên địa, hoa nở thấy Phật, thấy Phật rất nhanh. Tuy thấy được Phật, nhưng do trí tuệ họ ít, ít nghe kinh. Bởi thế thấy Phật A Di Đà, nghe Phật giảng kinh thuyết pháp, họ vẫn còn những chướng ngại.

Từ đó có thể biết, chướng ngại không phải từ bên ngoài, toàn từ bên trong, chúng ta nhất định phải thấy rõ vấn đề này, phải thấy rõ, tại sao? Mới có thể thay đổi được vận mệnh mình, người học Đại thừa nhất định phải thâm tín không nghi. Đấy chính là thân thể mình, bao gồm tất cả chúng sinh cõi hư không khắp pháp giới, vạn sự vạn vật, đều do tâm thức ta biến hiện ra, tâm ta hiện ra. Tại sao tâm có thể hiện, tại sao có thể sanh, sanh khởi những hiện tượng đó?

Khi khai ngộ, đại sư Huệ Năng đã nói: “Nào ngờ tự tánh, có thể sinh ra vạn pháp”, nói thẳng ra, ý câu này, không ngờ tự tánh lại có thể sinh ra vạn pháp, bao gồm thân thể ta, đấy không phải viển vông. Đại sư Huệ Năng đã chứng minh cho chúng ta, khi vạn pháp chưa sinh, nó có hình dáng thế nào? Ngài đã nói, câu thứ ba đã nói: “Nào ngờ tự tánh, vốn tự đầy đủ”, nghĩa là vạn pháp trong vũ trụ, vốn đã có sẵn trong tự tánh. Chưa có duyên nó chưa hiện, có duyên nó sẽ hiện, duyên ở đây là gì? Duyên là khởi tâm động niệm. Ngày nay nhà khoa học gọi là hiện tượng dao động.

Chân tâm bất động, vốn không dao động, nghĩa là chân tâm, chân tâm vốn không dao động, cho thấy chân tâm là bất động. Nhất niệm bất giác không phải chân tâm động, mà vọng tâm động. Nhất niệm bất giác liền nổi vọng tâm. Khi vọng tâm động, chân tâm liền hiện tướng, chân tâm hiện tướng, chân tâm vẫn không động, nhưng nó hiện tướng, Nghĩa là vốn đã đầy đủ, trở thành có thể sinh vạn pháp. Bởi thế tất cả pháp, thực sự do tâm chúng ta sinh, biến hoá theo ý niệm chúng ta.

Thế nên chúng ta có thể hiểu được, vận mệnh chúng ta, nằm trong lòng bàn tay, không liên can đến ai cả. Phật từ bi vô lượng, từ bi vô tận, chúng ta gặp khó khăn, có tật bệnh, hoặc thọ mạng đã hết, Phật kéo dài thêm được chăng? Nếu không thể kéo dài thêm, Phật từ bi ở đâu? Chúng ta gặp tai nạn, Phật có thể hoá giải cho chúng ta chăng? Nếu không thể hoá giải, Phật không phải từ bi.

Kinh nói những lời chân thật, Phật có thể cũng không thể, bởi từ tâm hiện ra, do thức biến ra. Phật không thể, tại sao Phật nói có thể? Phật nói chân tướng sự thực cho ta, ta tự tìm hiểu, khi đã hiểu, dùng tâm niệm của ta để thay đổi, đấy gọi là Phật có thể. Phải hiểu, đừng mê tín.

Phật có thể đưa ra phương pháp cho chúng ta, chúng ta đã đọc Liễu Phàm Tứ Huấn. Quý vị xem ông Viên Liễu Phàm, mười lăm tuổi gặp ông thầy Khổng xem tướng, đoán tám chữ, đoán vận mệnh trong năm cho ông, không sai một chút. Nói vận mệnh ông từ năm mười lăm tuổi đến năm mươi ba tuổi, tiên sinh chỉ sống đến năm mươi ba tuổi, năm nào cũng gặp không sai một li với những gì ông Khổng nói. Ông rất tin, tin những điều người cổ xưa đã nói, mọi thứ đều là số, không một chút của người. Tin một bữa ăn, một ngụm nước đều do tiền định, do số đã định, không một chút trái ý, cũng không có cách nghĩ nào khác, tâm đã yên.

Năm ba mươi lăm tuổi, thầy bói đã nói hai mươi năm, tiên sinh mười lăm tuổi, hai mươi lăm tuổi. Năm ba mươi lăm tuổi gặp thiền sư Vân Cốc, ong ngồi thiền với thiền sư Vân Cốc trong thiền đường, ngồi ba ngày ba đêm không khởi một niệm, ba ngày ba đêm không nổi lên vọng niệm.

Tông môn nói việc này là công phu đã khá, đại khái có thể thiền sư Vân Cốc chưa gặp trường hợp như thế, hiếm thấy, bèn hỏi tiên sinh Liễu Phàm, ông đã dùng công gì? Học với ai? Ông Liễu Phàm rất chân thật, con không dụng công, năm mười lăm tuổi ông họ Khổng đã định số rồi, hai mươi năm nay chưa sai một li, đoán rất chuẩn, đoán cho cả đời rồi, con còn nghĩ gì nữa? Không còn nghĩ ngợi gì nữa. Nghe thế thiền sư Vân Cốc cười lớn, ta tưởng ông là Thánh nhân, không ngờ ông chỉ là phàm phu. Lại nói cho tiên sinh một số vấn đề, nói những chuyện trong nhà Phật.

/ 600