Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 525
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 05.08.2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 667, hàng thứ nhất, phần kinh văn:
“Kỳ tam giả, thế gian nhân dân, tướng nhân kỳ sanh, thọ mạng kỷ hà, bất lương chi nhân, thân tâm bất chánh. Thường hoài tà ác, thường niệm dâm dật, phiền mãn hung trung, tà thái ngoại dật, phí tổn gia tài, sự vi phi pháp. Sở đương cầu giả, nhi bất khẳng vi, hựu hoặc giao kết tụ hội, hưng binh tương phạt, công kiếp sát lục, cưỡng đoạt bức hiếp, quy cấp thể tử, cự thân tác lạc, chúng cộng tăng yểm, hoạn nhi khổ chi. Như thị chi ác, trước ư nhân quỷ, thần minh ký thức, tự nhập tam đồ, vô lượng khổ não, triển chuyển kỳ trung, lũy kiếp nan xuất, thống bất khả ngôn”.
Đoạn này là nói về Dâm ác, loại thứ ba trong năm ác. Chúng ta xem chú giải của Hoàng Niệm Tổ.
“Thứ ba, nói rõ về dâm ác cho đến nguyên nhân của dâm ác, đều dẫn đến các điều ác của tham sân.... Năm điều ác này nó đều có tính liên đới, mỗi loại đều có thể dẫn phát các loại khác ra, thế nên tập khí ác nghiệp này và quả báo của ác nghiệp vô cùng đáng sợ. Năm loại ác này tổn hại đến thân tâm chúng ta rất lớn, tổn thương lớn nhất chính là khiến chúng ta không thể thành tựu trí tuệ, không thể được thiền định, cho đến không thể vãng sanh Tịnh độ, như vậy mới biết tính nghiêm trọng của nó. Tham sân si mạn nghi, bất cứ loại nào đều có thể khiến ta vĩnh viễn luân chuyển trong luân hồi lục đạo, không bao giờ ra khỏi được.
Ở trước chúng ta đã học đến cái ác của việc sát sanh và cái ác của việc trộm cắp, còn ở đây nói về cái ác của tà dâm:
“Thế gian nhân dân”, tức chúng sanh cõi người trong luân hồi lục đạo, “tương nhân ký sanh”. Hoàng Niệm Tổ có chú giải điều này: “Ký là ủy thác, là kèm theo. Câu nay chỉ chúng sanh do nghiệp tác động lẫn nhau mà sanh ra ở cõi đời này”. Trong kinh Đức Phật nói đến bốn loại duyên, chúng ta đến thế gian hoàn toàn là bốn nhân duyên này. Bốn loại duyên này có thân có sơ, thân thì trở thành người một nhà. Thực tế mà nói thì không phải gì khác, chính là báo ân báo oán, đòi nợ trả nợ. Nếu như không có bốn loại duyên đối với người thế gian, chúng ta sẽ chẳng đến thế gian này, chính là phạm vi của thế giới Ta bà vô cùng to lớn, bây giờ chúng ta đã biết.
Hoàng Niệm Tổ nói, trong kinh nói về đơn vị thế giới lớn chừng nào? Lâu nay chúng ta đều cho rằng một đơn vị thế giới là một hệ thái dương, sớm trước đó nữa ngộ nhận rằng đơn vị thế giới chính là địa cầu. Nhưng trong kinh Đức Phật nói, địa cầu là Nam Thiện Bộ Châu, là một châu, về sau mở rộng dần ra, chắc là thái dương hệ. Nhưng nói những điều này đều có vấn đề, vì trong kinh Đức Phật nói: Đơn vị thế giới có một trung tâm, trung tâm này gọi là núi tu di. Mặt trăng và mặt trời đều chạy quanh núi tu di, chạy quanh núi tu di. Chúng ta đều không nghiên cứu sâu vấn đề này, nên rất khó nói. Hiện nay thiên văn học cũng khá tiến bộ, đối với hệ thái dương, hệ ngân hà có thể nói là hiểu rất rõ.
Quý vị xem, giống như người Maya thời thượng cổ, đây là trung Mỹ châu. Từ rất lâu họ đã phát hiện quỹ đạo vận hành của các tinh cầu trong vũ trụ, tính toán vô cùng chính xác, Thiên văn của Maya khiến các nhà thiên văn học ngày nay khâm phục không thôi. Quý vị thấy họ có thể tính toán được ngày 21 tháng 12 năm 2012 là ngân hà đối tề. Đây là suy đoán, nhưng vô cùng chuẩn xác, rốt cuộc núi tu di ở đâu? Trước đây chúng ta cho rằng núi tu di chính là núi Himalayas, là núi cao nhất địa cầu. Hiện nay biết được địa cầu phụ thuộc vào một hành tinh của thái dương, thái dương là trung tâm, địa cầu xoay quanh thái dương, xoay quanh một vòng là một năm 365 ngày. Thái dương không phải núi tu di, không phải điểm trung tâm, Đức Phật nói: Mặt trăng và mặt trời là xoay quanh núi tu di.
Nên Hoàng Niệm Tổ nói, núi tu di là trung tâm của hệ ngân hà, người xưa gọi là hoàng cực, hoàng cực chính là trung tâm của hệ ngân hà. Hiện nay các nhà khoa học nói, trung tâm của hệ ngân hà là hắc động, vậy núi tu di chính là hắc động, năng lượng vô cùng lớn, đến ánh sáng cũng bị nó hút vào. Sức hút mạnh như vậy, nên sang năm đúng lúc trung tâm của ngân hà là thái dương, địa cầu xếp thành một đường thẳng, danh từ của thiên văn học gọi là ngân hà đối tề. Hiện tượng này khoảng hơn hai vạn năm mới có một lần, đây chính là sự tuần hoàn, hơn hai vạn năm có một lần.