Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 429
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Trung Tấn
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 31.05.2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_Hongkong
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 541, hàng thứ 5. Từ câu “ngày đêm niệm Phật” bắt đầu xem từ đây.
Thứ hai: ngày đêm niệm Phật. Kinh dạy ngày đêm suy nghĩ thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà, chủng chủng công đức, chủng chủng trang nghiêm.
Ở trước chúng ta học đến chánh nhân thứ hai, đoạn thứ nhất “tu hành thập thiện”. Trong đoạn này đặc biệt trình bày với các vị. Người xưa, chư vị cổ đức không nhắc đến, vì sao không nhắc đến? Vì xã hội lúc đó, mọi người đều có thể lĩnh hội được, không cần phải nhắc đến. Bây giờ mê hoặc của chúng ta sâu nặng hơn người xưa, không nhắc đến thì không biết được. Đây chính là phước báu niệm Phật cầu sanh tịnh độ, quá lớn, quá lớn, lớn đến nỗi không cách gì hình dung được. Chỉ có thể dùng một câu nói thường dùng trong nhà Phật, “không thể nghĩ bàn” để hình dung nó. Quý vị không cách nào tưởng tượng được, quý vị cũng không cách nào nói ra được. Con người trên thế gian này ai không cầu phước? Cho dù là người Trung Quốc hay người nước khác, không phân sắc tộc, không phân tín ngưỡng, chỉ cần là con người thì không ai không cầu phước. Phước báu lớn nhất, phước báu thù thắng đệ nhất, đến nơi đâu cầu? Không ai biết. Người niệm Phật là cầu phước lớn, nhưng người niệm Phật tự họ cũng không biết. Cho nên họ niệm chưa chuyên cần, lúc niệm Phật vẫn còn xen tạp hoài nghi, còn xen tạp vọng niệm. Nếu như họ thực sự biết được niệm Phật là tu phước báu đệ nhất của thế xuất thế gian. Tôi tin rằng lúc họ niệm Phật, nhất định dùng chân tâm, chắc chắn không có tạp niệm. Làm sao biết được? Phía trước chúng ta giảng thập thiện, thượng phẩm thập thiện thì sanh thiên. Thiện có cấp bậc, thượng thượng phẩm thập thiện, đương nhiên họ vẫn cần thêm một chút định công. Nếu thực sự thành tựu định rồi thì họ không ở dục giới, phước báu đó càng lớn, họ lên đến cõi trời sắc giới. Chúng ta chỉ nói dục giới, mọi người ở đây, mỗi con người đều có dục vọng, dục vọng chưa dứt. Dục vọng chưa dứt thì không ra được dục giới, dục giới có sáu tầng trời. Phước báu lớn nhất là tầng cao nhất này, tầng thứ sáu gọi là Trời Tha Hoa Tự Tại. Tất cả thọ dụng của họ đều do người khác cúng dường, người nào cúng dường? Trời thứ năm cúng dường họ, trời thứ năm là Trời Hóa Lạc. Chư thiên ở cõi Trời Hóa Lạc có thể nói là hưởng thụ vật chất, hưởng thụ tinh thần, hưởng thụ của ngũ dục lục trần tùy vào tâm ham muốn, ý nghĩ vừa dấy lên thì có thể biến hóa ra ngay. Không cần thiết kế, không cần nhân công đến làm việc. Muốn ăn, gọi là ăn uống trăm vị, ăn uống trăm vị này là có gốc gác. Thời xưa đế vương ăn cơm, họ ăn bao nhiêu món? Một trăm món, cho nên gọi là ăn uống trăm vị. Phước báu lớn nhất ở nhân gian là đế vương, đế vương ăn cơm có một trăm món ăn. Đĩa thức ăn đó rất nhỏ, chỉ giống như chén xì dầu của chúng ta bây giờ, đặt ra ngay hàng thẳng lối. Một hàng mười món, một trăm món, đây là phước báu. Không cần phải thiết kế, hôm nay kết hợp với món gì, ngày mai kết hợp với món gì. Không cần vậy, không dùng cái tâm đó, cũng không cần người xây dựng. Khi ý niệm khởi lên thì trăm món ăn uống bày ra trước mắt, khi không muốn, không muốn thì hoàn toàn không có nữa. Quý vị thấy, cũng không cần dọn dẹp, cũng không cần rửa chén bát. Đây giống như là thần thoại, giới khoa học hiểu được. Hiểu được trên lý, nhưng cách nào để có thể làm được thì họ không biết.
Lý là gì? Tất cả các pháp từ tâm tưởng sanh. Vì sao cõi trời thứ năm, cõi trời thứ sáu, tâm của họ nghĩ thì sự liền thành, tâm chúng ta nghĩ lại không thành? Cái nghĩ của chúng ta không chuyên chú, cái nghĩ của chúng ta là tán tâm không phải nhất tâm. Trong kinh đức Phật thường nói: “chế tâm nhất xứ vô sự bất biện”. Cái nghĩ của họ là nhất tâm, cái nghĩ của chúng ta là đa tâm. Đa tâm thì sức mạnh phân tán rồi, cho nên không thể thành tựu.
Do đó chúng ta đã hiểu được, Phật A Di Đà lúc còn ở nhân địa, khi chưa thành Phật, thân phận giống như vậy của chúng tôi, thân người xuất gia - Pháp Tạng tỳ kheo. Thật hy hữu, ngài đã phát 48 lời nguyện, cũng chính là nói vì biến pháp giới hư không giới, hết thảy chúng sanh khổ nạn này làm thế nào giúp họ rời khổ được lạc, ngài nghĩ ra 48 sự việc. 48 sự việc này ngài nghĩ trong bao lâu? Ngài tu trong bao lâu? Năm kiếp, thời gian này thật quá dài, trong kinh không nói trung kiếp, tiểu kiếp thì chắc chắn là đại kiếp. Thời gian của một đại kiếp bao lâu? Là vũ trụ không phải trái đất, vũ trụ ít nhất là một đại thiên thế giới. Một đại thiên thế giới có mười ức hệ ngân hà, một khu vực như vậy, thế giới lớn như vậy, một lần thành trụ hoại không gọi là một kiếp. Vậy năm kiếp là năm lần thành trụ hoại không, thời gian dài như vậy! Thiên văn số tự, ngài dùng nhất tâm tư duy, năm kiếp không ngừng, niệm lực này đã thành tựu. Cho nên thế giới Cực Lạc tất cả tự nhiên hình thành, cùng với Cảnh Giới Trời Hóa Lạc, Trời Tha Hóa Tự Tại. Trời Hóa Lạc với Trời Tha Hóa Tự Tại là người phàm chúng ta, phàm phu. Bên trong còn có dục vọng chưa buông xả mà vẫn có thể thành tựu. Thế giới này của A Di Đà Phật tu hành năm đại kiếp. Trong đó không có dục vọng, giống như trong Kinh Kim Cang đã nói: “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”. Chẳng những rời tướng, mà ý nghĩ cũng không có, nửa quyển sau của Kinh Kim Cang: “vô ngã kiến, vô nhân kiến, vô chúng sanh kiến, vô thọ giả tướng”. Kiến đó chính là ý nghĩ, ý nghĩ cũng không có.