/ 600
696

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 390

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 02.05.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong


Chư vị pháp sư, quí vị đồng học, mời ngồi. Xin xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ kinh giải, từ trang 481, hàng thứ hai.

“Lại Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận cũng nói rõ, nhất niệm và chí tâm hồi hướng”. Đoạn này là chú giải cuốn Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận của cư sĩ Bành Tế Thanh thời Càn Long. Đoạn văn này rất hay, nói thông suốt pháp môn, nói về nhất niệm cho đến việc chí tâm hồi hướng. Luận nói: Nhất niệm chí tâm hồi hướng, liền được vãng sanh. Nếu hành giả chí thành đi vào bằng nhất niệm, cần gì bàn luận các thứ công đức. Tất cả chúng sanh trôi lăn trong sinh tử, chỉ nhất niệm này, không có hai niệm, cho đến phát chân quay về tự tánh, thành đẳng chánh giác, cũng chỉ một niệm này, không có hai niệm. Những câu sau đó cũng của cư sĩ này, ông đã dẫn chứng luận Đại Trí Độ để nói. Nhất niệm này là không thể nghĩ bàn, nhất niệm chí tâm, chí tâm ở đây là chân tâm, hồi hướng. Rất khó nắm được khái niệm nhất niệm. Ở đây mấu chốt là nhất niệm, nhất niệm giác rồi, Bồ tát Di lặc đã nói cho chúng ta biết, một khảy móng tay có ba mươi hai ức trăm ngàn niệm, một niệm này trong số nhất niệm đó. Bởi thế, với nhất niệm, chúng ta thực sự không thể hiểu được, chúng ta đang khởi tâm động niệm, là một niệm rồi, niệm trong khi chúng ta khởi tâm, động niệm là rất thô. Một khảy móng tay là khoảng thời gian rất ngắn, khoa học ngày nay lấy giây lầm đơn vị, một giây ta có thể búng được mấy lần ngón tay? Tôi nghĩ nếu nhanh, ít nhất tôi búng được năm lần, nếu một giây búng được năm lần thì mỗi giây có bao nhiêu niệm? Độ một ngàn sáu trăm triệu, đơn vị là triệu, một ngàn sáu trăm triệu. Vậy ai có thể hiểu được nhất niệm này? Niệm của chúng ta rất thô, trong kinh đức Phật nói rất cụ thể, Bồ tát bát địa có thể hiểu được nhất niệm, có nghĩa là trong một giây xảy ra một ngàn sáu trăm triệu niệm, Bồ tát bát địa nhìn thấy được. Trên bát địa, cửu địa, thập địa, đẳng giác, diệu giác, đó là 52 địa vị trong giáo lý Đại thừa, những vị trong năm địa vị cao nhất họ có thể thấy rất rõ ràng. Vì tâm niệm chúng ta tạp và loạn, nên khiến cho đầu óc mê mờ. Một số quỉ thần sáng suốt hơn chúng ta, chuyện gì họ cũng biết, sáng suốt hơn chúng ta, ta không thể bì được họ. Có nghĩa là, con người ngày nay không thể sánh ngang ma quỉ, đầu óc con người bây giờ không linh hoạt bằng đầu óc ma quỉ, đầu óc ma quỉ thông minh hơn đầu óc con người. Con người như thế thì không còn gì để nói, làm sao lại ra nông nỗi này? Ngày xưa con người mạnh hơn quỉ, bây giờ thì không sánh bằng, điều đó chứng tỏ quỉ biết tu tập hơn con người, quỉ tu tập nhiều hơn con người, nên nó thành công hơn. Số quỉ tu tập rồi được vãng sanh thế giới Cực lạc không ít, ta vẫn được nghe rất nhiều. Vậy nên chúng ta phải cảnh tỉnh, con người đã làm gì, làm sao không thể sánh được với quỉ? Những vị Bồ tát đã chứng bát địa trở lên, có thể nói tâm họ bất động, giống như dòng nước đã ngưng nghỉ, không chảy nữa, họ có thể thấy được tất cả, lúc đó họ mới thực sự thấy được chân tướng sự thật. Nhất niệm ở đây, nhất niệm vừa động, bên trong tất cả vọng tưởng phân biệt chấp trước đã không còn, nhưng nhất niệm ở đây nếu là hồi hướng để cầu sanh Tịnh độ, làm gì có chuyện không được vãng sanh! Vả lại chắc chắn được sanh vào cõi Thật báo trang nghiêm, không phải Đồng cư, càng không phải cõi Phương tiện hữu dư.

Tác giả nói hành giả, hành giả là người tu hành, ở đây chỉ người tu niệm Phật, “thành năng nhất niệm tín nhập” có nghĩa là nhất niệm không có nghi tình, không có hoài nghi, chúng ta cần nuôi lớn lòng tin của nhất niệm này. Đây cũng là một niềm tin, tin tánh đức của mình, quyết định không hoài nghi. Người đời thường nói đến lòng tin của bản thân, điều đầu tiên trong giáo lý Đại thừa là xây dựng lòng tin chính bản thân mình.

Trong cuốn Di Đà Kinh Yếu Giải, đại sư Ngẫu Ích đã nói với chúng ta về chữ tín. Ngài dùng tín nguyện và hạnh là nội dung xuyên suốt toàn bộ tác phẩm này. Kinh A di đà không dài lắm, được chia làm ba phần: Tựa, chánh tông và lưu thông. Trong phần tựa chia làm ba đoạn: Tín, nguyện và hạnh. Phần chánh tông cũng chia ba đoạn là tín, nguyện và hạnh. Phần lưu thông vẫn chia ba đoạn tín, nguyện và hạnh. Nội dung rất phong phú! Riêng phần tín, ngài nói có sáu loại:

/ 600