/ 600
1.195

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 31

Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư

Chuyển ngữ: Tử Hà

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày 06 tháng 05 năm 2010

Tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu


Các vị Pháp sư, các vị đồng học, mời ngồi. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 32, hàng thứ 5 đếm từ dưới lên. “Phàm phu đới nghiệp vãng sanh đồng cư độ. Dĩ thân văn Phật huấn cố, vô thoái chuyển cố, thọ mạng vô lượng cố, cố tất ư thử nhất sanh, viên đoạn chư hoặc, viên tịnh tứ độ, cố sanh đồng cư, diệc tức sanh thượng tam độ, cố viết viên sanh tứ độ”

Đoạn kinh văn này tổng kết 4 loại tịnh độ mà chúng ta đã học phía trước, Trong 4 loại tịnh độ này, thù thắng không gì sánh bằng chính là đồng cư độ. Chẳng những là tất cả pháp mà Thế Tôn đã nói 49 năm, đó là điều thù thắng thứ nhất. Dù có ở trong thế giới mười phương, tất cả pháp môn mà vô lượng chư Phật đã nói, đồng cư ở thế giới Cực Lạc là thù thắng thứ nhất. Nếu như chúng ta không tìm hiểu và nhận biết rõ sự việc này, đối với niềm tin sâu sắc, sẽ có cảm xúc khiếm khuyết, chỉ sau khi thông đạt hiểu rõ, thì niềm tin mới được đầy đủ. Tín nguyện viên mãn, giống như Ngẫu Ích đại sư từng nói: “nhất định vãng sanh”. Vãng sanh về đồng cư độ, rốt cuộc thù thắng ở điểm nào? Đoạn ngắn này nói cho chúng ta hiểu rõ.

“Phàm phu đới nghiệp” , nên biết chúng ta chính là phàm phu, chúng ta không phải là thánh nhân, chẳng những không có phần của đại thánh, mà tiểu thánh cũng không có luôn. Tiểu thánh mà chúng ta còn chưa đạt được, từ điểm này chúng ta cảm nhận sâu sắc, và cũng vô cùng hổ thẹn. Học Phật cách nào? Đầu tiên phải trì giới, không trì giới thì chẳng có căn, cho nên người tại gia học Phật có 3 căn, người xuất gia học Phật có 4 căn. Thứ hai phải tu tập, phải thật sự tu tập, bạn mới thành tựu được. Thật sự tu tập, chúng ta đới nghiệp cầu vãng sanh, đó chính là cần phát nguyện, cần niệm Phật. Ba điều kiện, tín- hạnh- nguyện, bạn phải có đầy đủ. Chân thật phát nguyện, nguyện này làm sao mà có? Biết được thế gian này là khổ, khổ không nói hết, biết được khổ, chúng ta mới phát nguyện thoát ly khỏi thế giới này, thế giới này có quá nhiều thứ cám dỗ, tài sắc danh thực thùy ngũ dục lục trần cám dỗ, biết được khổ là không bị cám dỗ. Nếu tôi muốn được những sự hưởng thụ của thế gian, thì chính mình nên nghĩ xem, phải trả giá như thế nào? Có đáng không? Không đáng! Tuy làm đến bậc Quốc Vương ở trên thế gian này. Người ta thường nói rằng: “quí vi thiên tử, phú hữu tứ hải”, bạn có thể hưởng thụ được mấy năm? Đại khái trong lịch đại đế vương, người hưởng thụ lâu nhất không ai ngoài Khang Hy. Khang Hy làm hoàng đế 61 năm. Vua Càn Long không dám vượt quá ông mình, nên làm 60 năm, đem vương vị giao cho con trai, còn bản thân làm Thái thượng hoàng 4 năm rồi cũng ra đi. Cho nên bạn nghĩ xem, có thể hưởng thụ bao lâu? Sau khi hưởng hết phước báu thì đi về đâu? Không ra khỏi luân hồi lục đạo. Đã không ra khỏi luân hồi lục đạo, thế thì có thể đoán biết được, đời này qua đời khác, chúng ta nói kiếp, kiếp này qua kiếp khác, đó là sự thật. Đó chính là cái giá mà bạn phải trả, tạo phước bao nhiêu đời, mới có được một đời làm đế vương, một đời hưởng hết phước rồi, lại phải đọa lạc bao nhiêu đời nữa, hà tất phải như vậy? Đây là việc chúng ta phải nhìn thấu hiểu rõ, cho nên chẳng những ngôi vị đế vương của thế gian, không thể cám dỗ được chúng ta. Đại Phạm Thiên vương, Ma Ê Đầu La Thiên vương, cũng không thể dụ dỗ được một người tu hành, người tu tập giác ngộ, hiểu rõ. Thế gian vô lượng kiếp bất quá chỉ là một khảy móng tay mà thôi, phải nên xác định rõ mục tiêu và phương hướng, quyết định trở về tự tánh, trở về đại viên mãn, tự tánh là đại viên mãn. Trong kinh Hoa Nghiêm đức Thế Tôn có dạy chúng ta rằng: “tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí huệ của Như Lai”, chúng ta phải tìm lại cái này, cái này vốn sẵn có, sẵn có nên nhất định phải tìm lại. Lục đạo và thập pháp giới vốn không có, đó chỉ là một cơn ác mộng, ác mộng nên chắc chắn có thể tỉnh lại, tỉnh lại thì không còn nữa, chúng ta tin rằng, thật sự tỉnh lại trong tâm có đủ; Lục đạo khổ, thập pháp giới khổ, đây là một cơn ác mộng. Cho nên thức tỉnh lại không dễ dàng, thật sự thức tỉnh lại đi. Chúng ta rất may mắn, không dễ dàng chút nào, nghe được lời giáo huấn của chư Phật Bồ tát, hiểu rõ được chân tướng sự thật, không cần đoạn hoặc mà có thể chứng chơn, chơn này là pháp hy hữu khó tin. Đồng cư của Cực Lạc, là Tịnh Độ chứ không phải là uế độ, cho nên đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, bạn sẽ được 3 điều lợi, 3 điều lợi này không gì sánh bằng. Điều lợi thứ nhất, là đích thân nghe Phật thuyết pháp, điều này không dễ gì gặp được. Nghe Phật nào nói pháp vậy? Nói cho quí vị biết, đến thế giới Cực Lạc nghe báo thân Phật thuyết pháp. Ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, tam thân tức là nhất thân, nhất thân tức là tam thân. Chúng ta ở thế gian này, tuy được sanh cùng thời với Phật Thích Ca Mâu Ni, có duyên gặp được Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni là ứng hóa thân, đích thân bạn nghe được Pháp thân, báo thân Phật vì bạn thuyết pháp, làm sao có lý không khai ngộ được. Điều lợi thứ hai là bất thoái chuyển, đến thế giới Tây Phương Cực Lạc là chứng được bất thoái chuyển, cho nên đức Phật dạy chúng ta, phàm thánh đồng cư độ, hạ hạ phẩm vãng sanh, cũng là làm A Duy Việt Trí Bồ tát, điều này rất khó. Chúng ta không thể thành tựu ở thế gian này, nguyên nhân vì sao vậy? Là ở chỗ tiến bộ quá ít, thoái bộ lại quá nhiều, đúng là tiến 1 bước lùi 10 bước, cho nên không dễ gì thành tựu. Điều lợi ích thứ ba là “thọ mạng vô lượng”, thế giới Tây Phương Cực Lạc, thật sự là vô lượng thọ, không phải là số vô lượng của hữu lượng, mà là số vô lượng thật sự. Cho nên nhất định trong đời này, trong đời này phải sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Viên đoạn chư hoặc, viên mãn đoạn hết kiến tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc. Trong Kinh Hoa Nghiêm cũng có dạy: Đoạn hết chấp trước, phân biệt, vọng tưởng. Viên tịnh tứ độ, viên mãn chứng đắc thanh tịnh tứ độ. Nhất tức là tứ, tứ tức là nhất, cho nên sanh đồng cư, chính là sanh thượng tam độ, đồng thời sanh thượng tam độ. Viên sanh tứ độ, là trong đời này thành tựu viên mãn. Chúng ta nhận thức được như vậy, nhận biết được như vậy, làm sao không thể vãng sanh? Trong đời này chúng ta có thể đạt được không? Được, chắc chắn đạt được, vấn đề ở chỗ bạn có muốn hay không, cái muốn hay không muốn này, chính là cái bạn có thật sự nhận biết hay không? Sau khi thật sự nhận biết thế gian này, bạn mới thật sự buông bỏ được, thế gian này còn có điều gì không buông bỏ được Nói cách khác, đối với thế giới Tây Phương Cực Lạc, bạn nhận biết mơ hồ không rõ ràng, nếu thật sự nhận biết rõ ràng, thì đâu còn gì để nói nữa? Chắc chắn thành tựu, buông bỏ hết tất cả. Sau khi buông bỏ, công việc của chúng ta bây giờ, vừa rồi cũng có đề cập đến; thứ nhất là phải hiểu rõ vấn đề căn bản, nền tảng. Có bốn căn; Cảm Ứng Biến, Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp, Sa Di Luật Nghi, trì giới. Có những nền tảng này, thật sự làm, không làm không xong, thật sự làm chính là phát Bồ Đề Tâm, nhất hướng chuyên niệm. Thứ ba là hoằng kinh, đây là đại thừa, câu nói cuối cùng của đại thừa là: “khuyến tấn hành giả”. Tịnh nghiệp tam phúc, tổng cộng 11 câu. 10 câu trước đều là tự lợi, câu cuối cùng là lợi tha. Mình thành tựu rồi thì nhất định phải giúp đỡ người khác, chính là tự hành hóa tha, câu cuối cùng này, bạn đã hoàn toàn vào được cảnh giới rồi. Thâm tín nhân quả, đọc tụng đại thừa, khuyến tấn hành giả. Bạn phải giúp đỡ tất cả người tu hành, phá mê khai ngộ, hiểu rõ chân tướng sự thật, giống như chính mình vậy, phát nguyện cầu sanh tịnh độ, như vậy mới đúng. Giống như con đường tu tập của mười phương ba đời tất cả chư Phật, một phương hướng, một con đường, thì làm sao không thành công được!

/ 600