/ 18
523

Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Quán Thế Âm Bồ Tát

Nhĩ Căn Viên Thông Chương

Tập 18

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

 

Kinh này cũng bị gián đoạn một thời gian khá dài, tiếp tục nghe thì phải ôn lại một tí về đoạn kinh văn trước. Đoạn này là từ “pháp âm tự diễn”, cũng tức là bắt đầu từ đoạn “nhĩ thời Thế Tôn ư sư tử tòa”. Lần trước chúng ta vì lý do thời gian nên chưa giảng xong đoạn lớn này, chỉ giảng đến đoạn “lâm mộc trì trảo, giai diễn pháp âm”, đến chỗ này. Hôm nay chúng ta tiếp tục đoạn kinh văn này, trước hết chúng ta đọc qua đoạn kinh văn này.

“Thị chư đại chúng, đắc vị tằng hữu, nhất thiết phổ hoạch, kim cang tam muội”. Đoạn kinh văn này là tiếp theo đoạn trước. Quán Thế Âm Bồ Tát đã đem pháp môn tu học của bản thân Ngài, sau khi đích thân Bồ Tát trần thuật kinh nghiệm mà Ngài đã tu hành thành tựu, đương nhiên cũng là cung cấp cho chúng ta làm tham khảo, làm tấm gương tu hành cho chúng ta. Đặc biệt Quán Thế Âm Bồ Tát đối với người Trung Quốc mà nói, có nhân duyên đặc biệt sâu. Thực sự có thể nói là “nhà nhà Quán Thế Âm”. Người niệm Quán Thế Âm Bồ Tát nhiều như vậy, vì sao không thể thành tựu Quán Thế Âm Bồ Tát?  Bồ Tát sau khi nói xong, Thế Tôn là Phật Thích Ca Mâu Ni phóng quang đến ấn chứng cho Ngài. Cho nên trong kinh văn nói “tùng kỳ ngũ thể đồng phóng bảo quang”, ngũ thể chính là năm căn, bởi vì ý căn bên trong nhìn không thấy, ở bên ngoài chỉ là năm căn mắt tai mũi lưỡi thân, năm căn phóng quang. Nói cách khác, toàn thể phóng quang. Đây chính là đại biểu pháp môn viên thông, viên quán đảnh chư Bồ Tát, điều này biểu thị cho mỗi mỗi viên thông đều là pháp đại Phật đảnh vô thượng. Giống như trong kinh đề nói Như Lai mật nhân, Bồ Tát tu học vạn hạnh, Phật Thích Ca Mâu Ni biểu hiện như vậy, mười phương Như Lai cũng có thông tin phản hồi. “Bỉ chư Như Lai, diệc ư ngũ thể đồng phóng bảo quang”, đây là thông tin phản hồi của chư Phật Như Lai. Điều này đại biểu cho Phật Phật đạo đồng. Đến quán Phật đảnh cho đến quán đảnh chư Bồ Tát, là biểu thị cho nhân quả nhất trí.

Trong hội Lăng Nghiêm lấy 25 vị Bồ Tát, để đại biểu cho tất cả hạnh môn tu học của Bồ Tát. Gọi là lục độ vạn hạnh, 25 pháp môn này đoạn trước cũng từng nói qua với chư vị rồi, đó là cương lĩnh của tám vạn bốn ngàn pháp môn, hành môn vô lượng cũng không ra ngoài sáu căn, sáu trần, sáu thức, bảy đại, vậy là 18 giới cộng thêm bảy đại tức là 25. 25 pháp môn là từ đây mà tính, là nguyên do như vậy. Nó đại biểu cho tất cả các hành môn. 25 vị này đồng chứng pháp đại Phật đảnh. Nói cách khác, đồng thành Phật đạo. Từ đó có thể biết pháp môn không có thắng liệt, chúng ta ở trong kinh nhìn thấy rất rõ ràng. Mỗi một vị Bồ Tát nói pháp bản thân họ tu chứng đều là số một, không có số hai. Nói cách khác, tám vạn bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn đều là số một, trước nay chưa từng có số hai. Vì sao vậy? Bởi vì mỗi một môn đều có thể viên thành Phật đạo, viên mãn thành Phật. Đã là môn môn đều là số một vì sao chúng ta đặc biệt muốn chọn Quán Thế Âm Bồ Tát, chọn pháp môn này? Đó chính là nói căn tánh của Quán Thế Âm Bồ Tát rất gần gũi với chúng ta. Chúng sanh trong thế giới ta bà theo sáu căn mà nói đích thực nhĩ căn nhạy bén nhất, chúng ta thường nhìn mọi vật nhìn không rõ ràng, nhưng nghe lại nghe được rõ ràng. Cho nên phương thức mà chư Phật Bồ Tát độ chúng sanh ở thế giới ta bà chúng ta, chính là dùng âm thanh làm giáo thể. Vì vậy giảng kinh thuyết pháp dùng phương thức này là chính. Phương pháp tiếp dẫn đại chúng.

Nghe thì phải biết nghe, người không biết nghe, nghe một đời cũng không khai ngộ. Người biết nghe một hai câu họ liền khai ngộ. Vấn đề này ở trên giảng tòa chúng tôi cũng nói với chư vị rất nhiều lần rồi. Nó có liên quan rất lớn đến thiện căn phước đức nhân duyên của chúng ta. Nhân duyên là gì? Gặp được một người thiện tri thức thực sự, họ khéo nói đây là nhân duyên, nhân duyên có thể gặp không thể cầu, họ có thể đem những thứ thực sự trọng yếu chỉ điểm cho chúng ta. Nhưng nếu như bản thân chúng ta thiện căn phước đức không đầy đủ, cho dù chư Phật Bồ Tát đến thuyết pháp cho chúng ta cũng là vô ích. Bản thân không có thiện căn, không có phước đức. Tôi nói với chư vị những lời này lời lời đều là lời chân thật. Quí vị trong quá khứ thân cận vô số chư Phật Như Lai, quí vị chưa khai ngộ, không nên cho rằng tôi đã từng thân cận chư Phật Như Lai tại sao tôi lại không khai ngộ? Quí vị nghĩ thử xem Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa lúc Ngài trú thế, người nghe Ngài giảng kinh có bao nhiêu, được mấy người giác ngộ? Lục Tổ đại sư tại Tào Khê 37 năm người nghe kinh cũng có đến mấy vạn người, người khai ngộ được 43 người. Vì sao không khai ngộ? Vì thiện căn, phước đức không đầy đủ. Nhân duyên đầy đủ rồi, thiện căn phước đức chưa đầy đủ. Đây là sự việc không biết làm thế nào. Chư Phật Bồ Tát hi vọng quí vị khai ngộ, không cách gì để miễn cưỡng quí vị, nên Phật ở trong tất cả các kinh khuyến khích chúng ta phải tu tích thiện căn, phải tu tích phước đức, chúng sanh chúng ta chỉ biết hưởng phước, không biết tu phước. Phước báo hưởng hết rồi liền đến tam đồ để chịu tội, làm những việc này, coi lời giáo huấn của Phật tổ là gió thoảng qua tai. Đây là nguyên nhân căn bản làm cho chúng ta không thể thành tựu. Thiện căn và phước đức chúng tôi ở giảng đường thường thường nói đến. Vì sao lại thường nói đến? Là thời thời khắc khắc nhắc nhở quí vị. Tôi giảng rất đơn giản, rất rõ ràng, thiện căn là gì? Tín là thiện căn, giải là thiện căn. Chúng ta đối với Phật Bồ Tát có tin hay không? Nói lời trung thực thì không tin. Chớ cho rằng quí vị hiện tại xuất gia rồi, ngày ngày hai thời công phu sáng chiều đều không thiếu, quí vị không tin, sự tin Phật này rất khó. Trên miệng thì nói tin, đó không phải là tin, điều đó không được tính là tin. Đầu tiên nói với quí vị rằng, lục đạo luân hồi, nhân quả nghiệp báo, quí vị có tin hay không? Quí vị có tin là thiện có thiện báo, ác có ác báo hay không? Nếu như quí vị tin rồi thì quí vị không dám làm việc xấu. Quí vị hiểu được ta tạo ác nghiệp tương lai phải chịu ác báo. Quí vị xem niềm tin này có tác dụng lớn biết bao, vẫn còn làm việc xấu, vẫn còn khởi vọng tưởng, nói cách khác, căn bản là không tin, cho nên chữ này rất khó, không nên đem chữ này xem thành dễ dàng quá, tin rồi sau đó mới hiểu. Ngày nay chúng ta nghe kinh, thường thường nghe kinh, đối với ý nghĩa của kinh không hiểu được, quí vị ghi nhớ những thứ đó đều là thứ ngoài da, thứ thực sự quan trọng thì một chữ cũng không nhớ đến, không hiểu. Vì sao không hiểu? Bởi vì quí vị không tin. Nếu như tín tâm quí vị đầy đủ, quí vị nghe kinh sẽ khác, sẽ không tương đồng nữa, cho dù không thể đại ngộ, cũng có tiểu ngộ. Cho nên quí vị không thể hiểu là do quí vị không tin. Vậy thì sự tu hành của quí vị làm sao mà không phải là tu mù luyện bậy?

/ 18