/ 9
911

CHƯƠNG BẢY: HÒA THÚC MUỘI

Các thầy cô giáo tôn kính! Xin chào mọi người.

Chúng ta cùng nhau học tập tiếp chương thứ bảy của sách “Nữ Giới”“Hòa Thúc Muội”. Đây cũng là chương cuối cùng của sách. Trong chương cuối này, chúng ta có thể nhìn thấy được dụng ý của Ban Chiêu là “gia hòa thiên hạ hưng”. Những điều phần trước chúng ta đã học như kính thuận, phụ hạnh, chuyên tâm, hay khúc tòng thì chung quy lại là làm được chữ “hòa” trong gia đình. “Hòa” là tiêu điểm chính của toàn bộ Kinh văn. Trong chương “Hòa Thúc Muội” này, Ban Chiêu đã tốn rất nhiều giấy mực giảng giải làm thế nào để thực hiện được chữ “hòa”. Chúng ta hãy xem phần “Tiên Chú” của Vương Tương. “Thúc muội là em trai và em gái của chồng, anh trai và chị gái của chồng đã thành gia lập thất. Các em trai và em gái nhỏ tuổi vẫn còn ở bên cha mẹ chồng, làm chị dâu nên làm thế nào chung sống hòa thuận với các em, khiến cho cha mẹ chồng vui lòng” .Ở đây, chúng ta phải hiểu rằng Ban Chiêu không chỉ khuyên phụ nữ chúng ta chung sống hòa thuận với người thân trên dưới trong gia đình nhỏ của mình mà từ “gia hòa” có thể làm được “thiên hạ hưng”, từ gia đình an định mà làm được “thiên hạ bình”. Vậy thế nào gọi là “hòa”? Chúng ta hãy xem chữ “hòa” (和), bên phải có chữ “khẩu” (口), có nghĩa là muốn làm được “hòa” thì phải bắt đầu từ cái miệng, trong nhà không được bàn chuyện thị phi, hay dở của nhau. Có câu “tâm bình ắt khí hòa”, nếu miệng không nói nhều lời tranh chấp hơn thua thì tâm của chính mình sẽ dễ an định, tính tình sẽ dần nhu thuận. Bắt đầu từ tâm hòa, khẩu hòa rồi đến thân hòa. Khi làm được “tâm bình khí hòa” rồi thì mọi người trong gia đình sẽ dễ dàng chung sống hòa bình với nhau.

Trong xã hội hiện nay, gia đình có hòa được hay không then chốt ở chỗ có thể xem nhẹ được đồng tiền hay không. Mỗi một người có giá trị quan khác nhau, một khi không đạt được thống nhất về mặt kiến giải thì bước đầu tiên để “hòa” đã không có. Tuy nhiên, chúng ta không được yêu cầu người khác “hòa” với chúng ta, chỉ yêu cầu bản thân “hòa” với người khác. Tiến thêm bước nữa đó chính là yêu cầu tập tánh của mình “hòa” được với tự tánh của chính mình. Nếu như tập tánh của mình không tốt thì phải chỉnh sửa lại cho tương ưng với tự tánh. Tự tánh là thuần thiện thuần tịnh, tự tánh là nhân - nghĩa - lễ - trí - tín. Tự tánh là giữ tốt đạo làm dâu, đạo làm vợ, đạo làm mẹ, đạo làm con, còn đối phương có giữ được đạo làm mẹ chồng, đạo làm chồng hay không chúng ta không quan tâm, nhất là đối với bậc trưởng bối. Có một nhân viên đã nói với tôi rằng: “Người kia thu một ngàn tệ tiền hoa hồng. Tôi chỉ thu có năm trăm tệ, nếu không thu trong lòng rất khó chịu”. Tôi nói: “Chẳng lẽ người kia muốn nhảy lầu, bạn cũng muốn nhảy lầu theo sao? Anh ta nhảy từ tầng thứ mười xuống, chẳng lẽ bạn nói tôi nhảy từ tầng thứ tám xuống, kém anh ấy hai tầng, nếu không nhảy thì cảm thấy rất khó chịu sao?”. Sau đó, anh ấy nói với tôi: “Hai việc này không như nhau, đây là tiền mà”. Tôi nói: “Đồng tiền này cầm bỏng tay đấy. Đồng tiền này không những sẽ khiến bạn tổn phước, tổn đức hạnh mà tương lai lẽ ra bạn có thể kiểm được năm mươi ngàn tệ, nhưng bởi vì năm trăm tệ này mà không có được nữa. Từ xưa đến nay không phải đều có những việc như thế này hay sao? Tham chút tiện nghi sau cùng bị thiệt thòi lớn”. Bất luận cậu nhân viên đó có nghe hiểu lời tôi nói hay không không quan trọng nhưng tôi cảm thấy mình làm chủ thì cần phải làm trọn đạo “Quân - Thân - Sư”, không những quản lý cậu ấy mà còn phải làm thầy của cậu ấy. Có lẽ tư cách làm thầy của tôi còn chưa đủ nhưng tôi đã hết lòng với cậu ấy rồi, đã giải thích rõ cho cậu ấy, như vậy là được rồi. Ở trong gia đình cũng như thế, không nên so sánh hơn thua, đừng nên có suy nghĩ rằng “Các em trai, em gái của anh ấy còn trẻ khỏe mà không bỏ sức cũng không bỏ tiền ra. Vậy vì sao tôi phải làm việc đó cơ chứ?”. Nếu như bạn có cái tâm này thì tất cả thiện niệm, thiện hạnh của bạn đã bị hủy hoại mất rồi, không phải do người khác đoạn mất mà do chính mình hủy mất.

Đối với tiền bạc, chúng ta cần phải nhìn thấu. Đây chính là cửa ải thứ nhất mà chúng ta cần vượt qua khi học văn hóa truyền thống. Cửa ải này rất thực tế. Cho dù chúng ta có giảng thấu đại kinh, đại luận đến đâu nhưng khi đối mặt với hiện thực cuộc sống thì cái nào cũng dính đến tiền, trong phút chốc nhìn không thấu thì liền rơi vào đó. Vậy đây là cửa ải thứ nhất cần phải vượt qua. Cửa ải thứ hai là danh, thứ ba là sắc. Mỗi một cửa ải đều là sự khảo nghiệm trong thực tế cuộc sống, không phải là bàn việc quân trên giấy. Triệu Quát bởi vì bàn việc quân trên giấy mà bị chết. Mẹ của ông không muốn ông ra chiến trường đánh nhau, quốc vương không đồng ý. Mẹ của ông nói: “Nếu Ngài muốn nó đi cũng được, nhưng phải miễn tội cho tôi, sau này đừng truy cứu tôi”. Nhà vua nói: “Được! Không truy cứu!”. Kết quả Triệu Quát bại trận, thế nên không ai hiểu con bằng mẹ.

Cẩn Dịch: Ban Biên Dịch Tịnh Không Pháp Ngữ.

/ 9