/ 9
2.005

CHƯƠNG BỐN: PHỤ HẠNH

Xin kính chào các thầy cô giáo!

Chúng ta tiếp tục học chương bốn sách “Nữ Giới”“Phụ Hạnh” (đức hạnh phụ nữ). Chương “Phụ Hạnh” chủ yếu nói về “tứ đức” trong “tam tòng tứ đức”. “Tam tòng” có nghĩa là khi chưa kết hôn thì theo cha, kết hôn rồi thì theo chồng, chồng qua đời rồi thì theo con trai. “Tứ đức” bao gồm: phụ đức, phụ dung, phụ ngôn, phụ công. Khái niệm “tam tòng tứ đức” trong xã hội hiện nay có khả năng đều bị giá trị quan của xã hội hiện đại và nữ quyền vùi lấp. Mọi người đều không tán đồng, cảm thấy đây là sự áp bức đối với phụ nữ. Vậy thì hôm nay chúng ta cùng nhau xem xét lại câu “tam tòng tứ đức” thông qua việc tìm hiểu sâu về tấm lòng của người xưa. Vì sao cổ nhân lại có cách nói như vậy? Đồng thời đây còn là sự đề xuất của người có đại trí huệ. Người không có trí huệ thì sẽ không nói được lời như vậy. Chúng ta hãy xem xét “tứ đức” trước.

Cái gọi là phụ đức, phụ dung, phụ ngôn và phụ công kỳ thực chính là sự thuyết minh cụ thể hay nhất cho cái mà người hiện nay gọi là Nữ Đức. Nữ Đức là gì? Nếu như bạn không thể trả lời chính xác hoặc không giải thích được thì hãy dùng “tứ đức” này mà trả lời. Nữ Đức nói về đức, dung, ngôn, công, nói một cách đầy đủ từ trong ra ngoài. Có “tứ đức” thì người phụ nữ giống như cái bàn có đủ bốn chân có thể đứng vững chãi trong gia đình và ngoài xã hội, thiếu một cái chân thì không được, sẽ không đứng vững được. Thế nên “tứ đức” rất quan trọng. Chúng ta xem phần Tiên Chú của Vương Tương có nói: “Kính thuận chủ yếu ở nơi tâm, hành vi thì nhìn ở nơi sự, có tứ hạnh tức có tứ đức” Cũng chính là nói rằng chương thứ ba “Kính Thuận” ở phần trước chủ yếu nói về cái tâm, hạ công phu từ trên tâm. Còn biểu hiện ra trên mặt sự là như thế nào? Chính là bốn việc mà chúng ta hôm nay nói đến, đó là: đức, dung, ngôn, công.

Có người đối với chữ “đức” đầu tiên không hiểu rõ lắm, nói rằng “đức” không phải cũng chỉ cho công phu trên tâm đó sao. Có phải là trùng lặp hay không? Tôi cũng suy nghĩ hồi lâu nhưng sau khi thể hội đi thể hội lại, tôi đã phát hiện không phải như vậy. Ở đây đem “phụ đức” đặt ở vị trí đầu tiên với mục đích nhằm tạo cho mọi người một ấn tượng cảm quan mang tính tổng thể. Toàn bộ khí chất ấn tượng mà người phụ nữ tạo ra cho người khác chính là sự thể hiện của “phụ đức”. Ở phần sau, tôi sẽ giải thích một cách cụ thể thì mọi người sẽ hiểu rõ. Nếu như người phụ nữ làm được “phụ đức” thì sẽ rất có dáng vẻ của Nữ Đức, sau đó mới xét đến dáng điệu và diện mạo của cô ấy, trang điểm như thế nào, nói năng ra sao, làm việc nhà thế nào. Cô ấy vừa cử động thì thể hiện ra ba phương diện: dung, ngôn, công ở phía sau. Còn như khi cô ấy không động thì chính là biểu hiện của chữ “đức” đầu tiên.

Chúng ta hãy xem cụ thể một chút.

“Phụ đức là chỉ khí chất. Điều đầu tiên của “tứ đức” chính là khí chất. “Trong lòng có đạo thì đạo đó mới biểu hiện ra hành vi bên ngoài” chính là “phụ đức”.

Phụ dung chủ yếu nói về hai phương diện dung nhan tướng mạo và cách ăn mặc trang điểm.

Phụ ngôn bao gồm ngữ âm, ngữ điệu của lời nói, nội dung của lời nói, thời điểm nói chuyện cho đến hiệu quả của lời nói. Ngoài những phương diện này ra thì thời nay rất nhiều phụ nữ còn biết viết văn, viết blog trên mạng. Những cái này cũng thuộc về phụ ngôn.

Phụ công chỉ những công việc thường ngày trong nhà như giặt áo, làm cơm. Thế nhưng ngày nay “phụ công” của phụ nữ còn vượt xa những việc này, còn bao gồm cách thức làm việc của chúng ta ở công ty như công việc của kế toán, luật sư, lãnh đạo và cả lái xe, lái xe cũng phải có đạo đức. Thế nên khái niệm về “phụ công” của thời nay đã được mở rộng hơn rất nhiều, nhưng về bản chất so với lời dạy của Tổ tiên vẫn không hai không khác. Nếu như có thể hiểu rõ về mặt “lý” lời dạy của Tổ tiên thì về mặt “sự” chúng ta sẽ làm được một cách tự nhiên thông suốt. Chúng ta xem tiếp phần cụ thể bên dưới.

Cẩn Dịch: Ban Biên Dịch Tịnh Không Pháp Ngữ.

/ 9