/ 40
523

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI TỐT CHÂN THẬT ĐÚNG NHƯ PHÁP

Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc

Tập 19

 Xin chào các bạn, chào mọi người!

Chúng ta vừa nói đến những cảnh giới của học vấn, cho nên cầu học vấn phải không ngừng nâng cao cảnh giới của mình. Phương pháp nâng cao không có gì bằng phải ham học, dũng cảm sửa sai, phải có thể không ngừng nỗ lực thực hiện, như vậy là có thể không ngừng nâng cao cảnh giới của mình. Phu Tử ở trong “Trung Dung” có nói: “Hiếu học cận hồ tri”. “Trí - nhân - dũng” là “tam đạt đức”, bạn chỉ cần tuân thủ “tam đạt đức” này để cầu học vấn thì nhất định có thể không ngừng nâng cao cảnh giới. Cho nên người ham học là gần cái gì vậy? Là gần với trí huệ.

Chúng ta vừa nói đến: “Cộng học, thích đạo”, tiếp theo: “Khả dữ lập”“Khả dữ quyền”. Bốn cảnh giới này vừa mở đầu chính là “học”, chữ “học” trong học tập. Cho nên “khả dữ cộng học, vị khả dữ thích đạo”, bạn có học tập chưa chắc có thể thật sự áp dụng được vào chánh đạo. “Vị khả” là nói với bạn chưa chắc, nhưng nó cũng đồng thời nói, bạn chỉ cần chịu ham học là có thể nâng cao cảnh giới, đạt đến “thích đạo”. Bạn tiếp tục ham học thì lại có thể từ thích đạo nâng cao đến cảnh giới đứng hiên ngang bất động. Bạn tiếp tục ham học, lại có thể từ đứng hiên ngang bất động nâng cao đến tùy cơ ứng biến. Cho nên chính yếu ở trong câu giáo huấn này vẫn ở chữ “học”. Một người chỉ cần mọi lúc mọi nơi duy trì cái tâm học tập, mọi lúc mọi nơi quan sát ưu điểm của người khác, nâng cao bản thân, thì học vấn của họ nhất định có thể không ngừng nâng cao cảnh giới. Cho nên, ham học là mấu chốt cho sự thành bại học vấn của một con người.

Ngoài ham học ra cũng cần dũng cảm sửa sai, cho nên nói: “Tri sỉ cận hồ dũng”. Chúng ta không ngừng học tập, nhưng sau đó lỗi lầm của mình cũng không sửa đổi thì giống như bạn lấy một cái thùng bị thủng đáy đi đựng nước, nước có thể đựng đầy được không? Không thể đựng đầy. Cho nên cũng phải đồng thời điều chỉnh lỗi lầm của mình mới có thể khiến đạo đức chúng ta nâng cao. Cho nên phải “Tri sỉ cận hồ dũng, lực hành cận hồ nhân”,. Chỉ sau khi bạn thật sự nỗ lực làm rồi, dùng giáo huấn của Thánh Hiền để đối xử với người nhà của bạn, để đối xử với bạn bè thân thích của bạn, bạn mới có thể biết được nhu cầu của người khác ở chỗ nào. Khi bạn không quan tâm con cái của bạn thì bạn cũng không biết chúng có rất nhiều nhu cầu. Bạn thật sự gần gũi chúng, thật sự suy nghĩ thay cho chúng, bạn mới có thể cảm nhận được, hóa ra chúng có nhiều nhu cầu như vậy.

Thông thường có rất nhiều vị thầy cũng hay hỏi tôi: “Thầy Thái! Tại sao thầy có nghị lực như vậy, ý chí như vậy, không sợ vất vả, đi mở rộng phát triển văn hóa Trung Quốc?”. Họ cũng cảm thấy có khi tràn đầy sinh lực, sau ba ngày lại như bong bóng xì hơi. Tôi nói với họ: “Nếu như bạn từng bị ông lão nhân ttám mươi tuổi van xin với bạn, tôi tin bạn ngủ cũng không thể ngủ hơn bảy giờ đồng hồ. Tại vì sao vậy? Bởi vì bạn cảm nhận được nhu cầu của người khác là bức thiết đến như vậy .

Khi tôi giảng dạy đến ngày thứ ba ở Thiên Mục Sơn - Hàng Châu, sau khi ăn cơm trưa xong, vừa mới bước ra, có một cụ già tám mươi tuổi nhìn thấy tôi lập tức liền quỳ xuống. Động tác của tôi cũng rất nhanh (bởi vì trước đây tôi là người chơi cầu lông, cho nên tốc độ cứu cầu đã trở thành không cần suy nghĩ), lập tức bổ nhào người qua, hai chân cũng quỳ xuống, kịp thời dìu ông lão đứng dậy. Tôi liền giữ ông lão nói: “Ông ơi! Xin ông đứng lên nói, đừng làm như vậy!”. Cuối cùng ông vừa đứng lên nói: “Thầy Thái! Thầy nhất định phải đồng ý với tôi hai yêu cầu. Ông nói yêu cầu thứ nhất: Tôi là người Ô Lỗ Mộc Tề, Tân Cương. Ở Tân Cương không có giáo huấn Thánh Hiền hay như vậy để nghe, thầy nhất định phải đến Tân Cương để giảng dạy. Ông cũng đã tám mươi tuổi rồi, cái quỳ đó của ông là quỳ vì ai vậy? Quỳ vì lão bá tánh. Đúng rồi! Cho nên không phải tôi đang dạy ông, mà là ông đang dạy những người tuổi trẻ này của chúng ta. Ông không vị kỷ. Con của ông đang làm thầy giáo ở đại học, ông đời này không lo chuyện ăn mặc nữa, nhưng mà ông niệm niệm là nghĩ vì nhân dân. Ông nói điều thứ hai: Nhất định phải đem đĩa mà các thầy giảng dạy tặng cho tôi một bộ, tôi còn phải đi tặng cho người khác”. Cho nên, tôi nói với những người thầy đang phổ biến văn hóa của chúng tôi: “Khi bạn thật sự đang tiếp xúc với đông đảo quần chúng như vậy, từ trong nội tâm thật sự cảm nhận được nhu cầu của họ, khát vọng của họ đối với học vấn Thánh Hiền, thì lòng nhân từ đó của bạn đã được nâng cao”. Chân thật khi bạn càng thực tiễn tư tưởng Thánh Hiền, càng thực tiễn giáo huấn Thánh Hiền, thì bạn có thể nhìn thấy trách nhiệm của mình ở nơi nào, như vậy bạn có thể lúc nào cũng nghĩ thay cho người, lúc nào cũng giúp đỡ nhu cầu của người khác. Tam đạt đức trí - nhân - dũng là một thái độ rất quan trọng nâng cao đạo đức đối với chúng ta.

/ 40