/ 374
856

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 175

Nguyện thứ bốn mươi bảy: “Văn Danh Đắc Nhẫn Nguyện”

Kinh văn: “Thanh tịnh hoan hỉ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn, ứng thời bất hoạch, nhất nhị tam nhẫn”.

Nguyện thứ bốn mươi tám: “Hiện Chứng Bất Thoái Nguyện”

Kinh văn: “Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng, bất thoái chuyển giả, bất thủ Chánh Giác”.

Đây là hai nguyện sau cùng của bốn mươi tám nguyện: “Văn Danh Đắc Nhẫn” và “Hiện Chứng Bất Thoái”. Đây là Di Đà đặc biệt giúp đỡ những người mà vì tất cả mười phương thế giới phát Bồ Đề tâm, hành Bồ Tát đạo. Những người này tâm từ bi rất nặng, gọi là cam chịu hy sinh chính mình để thành tựu người khác trước. Những người này rất đáng được đại chúng xã hội tán thán. Chư Phật Bồ Tát cũng không ngoại lệ, cũng đặc biệt quan tâm đến những người này.

Ở ba nguyện phía trước chúng ta xem thấy Di Đà giúp đỡ họ, thứ nhất là giúp họ vào “Phổ đẳng tam muội”, kế đến giúp họ trong định cúng Phật mà “bất thất định ý”, thứ ba là giúp họ nắm chắc lấy cương lĩnh trọng yếu tự hành hóa tha, chính là nguyện Đà La Ni này. Hôm nay chúng ta xem hai nguyện này, lại càng tiến thêm một bước, không chỉ có thể được cương lĩnh tu học của Phật pháp mà còn có thể thành tựu công phu chân thật.

Chúng ta xem Kinh văn: “Thanh tịnh hoan hỉ, đắc bình đẳng trụ”. Hai câu này là tương đối không dễ dàng, thế nhưng nó có thọ dụng chân thật. Bồ Tát trong sáu cõi hành Bồ Tát đạo, dùng lời hiện đại mà nói, “hành Bồ Tát đạo” chính là giáo hóa chúng sanh, vì chúng sanh làm ra rất nhiều tấm gương. Hoàn cảnh của chúng sanh rất là phức tạp, muốn được tâm thanh tịnh rất là khó khăn. Cho nên, Phật ở trong rất nhiều Kinh luận dạy bảo chúng ta, thí dụ trong “Kinh Kim Cang”, Tôn giả Tu Bồ Đề là một vị đại Bồ Tát, không phải người thông thường, thân phận Ngài hiện ra là A La Hán, gọi là đại quyền thị hiện. Ngài ở thế gian này giúp đỡ tất cả chúng sanh khổ nạn. Phật dạy Ngài: “Bất thủ ư tướng như như bất động”. Có thể giữ được hai câu nói này thì bạn liền có thể vĩnh viễn giữ gìn được “thanh tịnh hoan hỉ, đắc bình đẳng trụ”. Đây là thọ dụng chân thật của Bồ Tát.

Chúng ta ngày nay sống ở thế gian này, khởi tâm động niệm, sáu căn tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài đều sanh phiền não, đều bị ô nhiễm. Tại vì sao có thể bị ô nhiễm? Muốn tường tận đạo lý này thì chúng ta phải suy xét nhiều. Bên trong chúng ta có phiền não nghiêm trọng, mà phiền não này tôi thường hay nói, gốc của phiền não là tự tư tự lợi, khởi tâm động niệm vì chính mình mà nghĩ với ta có lợi ích hay không. Đây là phiền não bao gồm tất cả của gốc bệnh ô nhiễm, từ ở trong đây sanh tham-sân-si-mạn, sanh phải quấy nhân ngã, danh vọng lợi dưỡng, tâm của bạn làm sao thanh tịnh, làm sao có thể được hoan hỉ? Thế gian chúng ta, người thông thường cho là hoan hỉ, hoan hỷ đó chỉ là giả, không phải chân thật sanh hoan hỉ. Chư Phật Bồ Tát thường sanh tâm hoan hỉ, hoan hỉ đó là thật, không phải là giả. Cho nên, cần phải đem ý niệm tự tư tự lợi chuyển đổi lại, tâm thanh tịnh hoan hỉ liền hiện tiền.

Cách chuyển như thế nào? Trước khi chưa học Phật, khởi tâm động niệm là vì chính mình, vì gia đình của chúng ta, hoặc là mở rộng hơn một chút, vì xã hội của chúng ta, vì quốc gia của chúng ta, vậy thì rất khó được rồi. Có thể giải quyết vấn đề thế gian này hay không? Xin nói với các vị là “không thể!”. Mỗi một người vì lợi ích của quốc gia chính mình liền khởi lên mâu thuẫn với quốc gia khác, đôi bên tranh lợi lẫn nhau, thế là thiên tai nhân họa chiến tranh liền khởi lên, cho nên không thể giải quyết vấn đề.

Phật dạy chúng ta, trong tâm thanh tịnh không có giới hạn. Chúng ta xem thấy rất nhiều trên Kinh Đại Thừa, chắc chắn không có giới hạn của cái nhà, không có giới hạn của chủng tộc, không có giới hạn của cõi nước, đương nhiên cũng không có giới hạn của tôn giáo tín ngưỡng, cho nên bạn phát tâm vì chúng sanh phục vụ, chúng sanh ở đây là rộng lớn, không có bờ mé. Nếu như nói chúng ta ngày nay vì lợi ích của cả thảy địa cầu thì vẫn không được, vì nếu như chúng ta chỉ vì lợi ích của địa cầu này, người ở trên tinh cầu kia cũng chỉ vì lợi ích của tinh cầu họ, vậy thì vẫn có chiến tranh tinh cầu. Chân thật giải quyết vấn đề, trong Phật pháp đã nói, chư Phật Bồ Tát có tâm lượng lớn, “tâm bao thái hư, lượng khắp pháp giới”, như vậy thì vấn đề này mới chân thật giải quyết được triệt để. Cho nên, Phật Bồ Tát xả mình vì người, đối tượng của “người” là hư không pháp giới, không có bờ mé, không có giới hạn. Vào lúc này tâm của các Ngài thanh tịnh rồi, các Ngài biết được hư không pháp giới tất cả chúng sanh chính là chính mình. Chúng ta hôm trước ở trong “Kinh Hoa Nghiêm” giảng pháp thân: “Mười phương ba đời Phật cùng đồng một pháp thân”. Các Ngài có nhận biết chân thật viên mãn như vậy, cho nên mới có thể được tâm thanh tịnh, mới được tâm hoan hỉ, “được bình đẳng trụ”, ở trong tất cả pháp được bình đẳng.

/ 374