/ 80
794

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore

Thời gian: năm 2001

Tập 34

 

 

Các vị đồng tu, xin chào mọi người!

Hôm nay, Cư Sĩ Lâm bắt đầu Phật thất, đây cũng là pháp hội trung nguyên của nhà Phật truy điệu kỷ niệm tiền nhân, ý nghĩa rất là trọng đại. Chúng ta nhất định phải rất nỗ lực làm cho tốt pháp hội này.

Vừa rồi, tôi gặp vị cư sĩ từ Malaysia đưa đến một tôn tượng Phật. Tôn tượng được làm rất trang nghiêm, khiến tất cả chúng sanh thấy được đều có thể sanh tâm hoan hỉ.

"Tượng này có làm ra thêm không?". "Có!". "Tốt! Có thể làm ra nhiều hơn, là chất nhựa đúng không? Tốt! Nhựa tốt hơn sứ, sứ rất dễ ngã bể". [Đây là đoạn đối thoại giữ Hòa thượng và vị cư sĩ]

Năm xưa,khi khánh thành thư viện Hoa Tạng Đài Bắc của chúng ta, lão cư sĩ Triệu Mặc Lâm có làm một tôn tượng Phật cúng dường. Tôn tượng này nguyên bản là sứ, đại khái cũng có hai, ba trăm năm rồi, cho nên giữ gìn chân thật là cẩn trọng vô cùng, vì lo sợ bị tổn hại. Về sau chúng ta dùng phương pháp chụp hình, đem in ra, đại khái in ra cũng được mấy chục ngàn tấm, lưu thông ở toàn thế giới, mỗi một người xem thấy đều sanh tâm hoan hỉ. Vào bốn, năm năm trước, ở Đài Loan mới bắt đầu dùng điêu khắc gỗ, chiếu theo kiểu dáng tôn tượng Phật này, đại khái cũng khắc ra nhiều vị, điêu khắc cũng rất đẹp, mang đến nơi đây, cư sĩ Lý Mộc Nguyên xem thấy cũng rất hoan hỉ. Ở Trung Quốc cũng dùng kiểu dáng của tôn tượng Phật này làm ra bằng đồng. Vốn dĩ là nghĩ đến tương lai xây thôn Di Đà, vào lúc đó đã có kế hoạch. Kiểu dáng bằng đồng cũng tạo thành, thế nhưng tượng Phật bằng đồng rất nặng, tôi không thể ôm lên được, cho nên bằng nhựa vẫn là tốt.Hôm nay có Phật thất, đợi lát nữa chúng ta đem tôn tượng Phật này cúng vào Phật đường của Phật thất. Tôi muốn giới thiệu với mọi người, tôi nghĩ mỗi một người đều rất hoan hỉ, thỉnh vào trong nhà để cúng dường. Tượng Phật đó cùng với tôn tượng Phật ở đây là một kiểu dáng.

Cúng Phật, ý nghĩa quan trọng nhất là nhắc nhở chính mình hướng tới Phật Đà để học tập, người xưa chúng ta thường nói là "kiến hiền tư tề", xem thấy người hiền, chúng ta liền phải sanh khởi một ý niệm, muốn giống như Ngài vậy. Phật là chí thánh chí hiền. Ngay trong thánh hiền đích thực là người chí thiện nơi thiên thượng nhân gian, không có chút kém khuyết, là đáng được chúng sanh chín pháp giới tu học. Ngài làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta, điển phạm tốt nhất. Cả đời Phật ngay trong 49 năm giáo học, tuy là đã giảng rất nhiều, nhưng chúng ta có thể dùng một câu nói đem nó tổng kết, suốt 49 năm Ngài giảng những gì? Trên kinh Bát Nhã chỉ dùng một câu là nói rõ rồi, đó là "Thật tướng các pháp!". Ngài nói ra với chúng ta là chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Sau khi hiểu rõ chân tướng thì đây chính là minh tâm kiến tánh mà trong Tông môn nhà Phật đã nói. Minh tâm kiến tánh chính là triệt để hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Sau khi tường tận thì tư tưởng hành vi của họ tự nhiên đoạn chánh, tâm đoan chánh chính là tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi, đây là tâm đoan chánh.

Phật tâm, các vị phải nên biết, Phật tâm là chân tâm của chính chúng ta, là bản tâm của chính chúng ta, vốn dĩ chính là như vậy. Hiện tại biến thành không chân, không thành, không thanh, không tịnh, đây là sai lầm. Cái sai lầm này không phải theo mình mà sanh ra, không phải trong tự tánh vốn có, mà là mê hoặc điên đảo vọng tưởng tập khí tạo thành. Vậy thì chúng ta muốn học Phật thì phải biết đem vọng tưởng tập khí của chính mình, vọng tâm huân thành xả bỏ, vĩnh viễn lìa khỏi, hồi phục đến chân tâm của chúng ta, hồi phục đến tự tánh của chúng ta. Chân tâm thực tiễn ngay trong đời sống, thực tiễn ngay trong đối nhân xử thế tiếp vật chính là nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên. Cách nói này của Phật, Nho, Đạo, thậm chí cũng của thần thánh các tôn giáo khác, đích thực là dị khẩu đồng âm, đều là có cách nói này, chúng ta nhất định phải tin tưởng. Nhà Nho dạy người, nếu như chúng ta dùng một câu nói đem nó tổng kết lại, thực tế chính là trong Đại Học đã nói: "Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện". Khổng, Mạnh cả đời dạy người không rời khỏi cái nguyên tắc này. Nhà Nho gọi là "Đại nhân", chính là trong tôn giáo gọi là "thánh nhân", trong Phật giáo gọi là "Phật Bồ Tát". Danh từ không giống nhau, nhưng nghĩa lý hoàn toàn như nhau. Đại nhân chi học, thứ nhất là "minh minh đức". "Minh minh đức" chính là minh tâm kiến tánh, chính là triệt để tường tận thật tướng các pháp, cùng nhà Phật nói không gì khác. Minh đức chi hậu phải thực tiễn, thực tiễn ở "thân dân". Thân dân chính là vì nhân dân tác sư tác phạm, "học vi nhân sư, hành vi thế phạm", đây là thân dân. Minh minh đức, dùng lời của nhà Phật để nói là tự độ, thân dân là độ tha. Tự độ độ tha đều phải "chỉ ư chí thiện", phải làm đến cứu cánh viên mãn. Chí thiện của nhà Phật, ở trong Phật kinh chúng ta thường hay xem thấy có một danh từ là "A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề", đó là chỉ ư chí thiện. Trong nhà Phật chúng ta gọi là viên mãn Phật đạo, cứu cánh viên mãn Phật quả, đây là chí thiện. Nhà Nho nói rất hay, ở trên Đại học đã nói: "Tri chỉ nhi hậu hữu định". Bạn biết được chỉ ư chí thiện, tâm của bạn liền định, vì sao vậy? Bạn sẽ không còn bị phiền não dao động, không bị cảnh giới bên ngoài mê hoặc. Do đây có thể biết tại vì sao Phật pháp Đại Thừa, Thế Tôn vừa mở đầu liền khuyên người phát tâm Bồ Đề? Khuyên người phát tâm Bồ Đề, dụng ýđó chính là nhà Nho nói là "tri chỉ". Bạn có một phương hướng hướng thượng, có một mục tiêu hướng thượng là ta phải làm Phật. Phát tâm Bồ Đề chính là phát tâm làm Phật, nhà Nho nói là phát tâm làm thánh.

/ 80