/ 3
605

TỊNH NGHIỆP TAM PHƯỚC

TẬP 2

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không

Địa điểm: Đại hội Hoằng pháp Malaysia

Thời gian: 09-09-2000

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Phật tử Diệu Minh

Trong nhà Phật, chúng ta xem qua sự cầu học của đại đức xưa, cái lễ cử này rất nhiều. Thân cận một vị đại đức, sau khi nói chuyện với họ qua một lúc, họ sẽ nói với bạn: “Nhân duyên của bạn không ở chỗ tôi, nhân duyên của bạn ở nơi nào đóbạn đến nơi đó cầu học nhất định sẽ thành tựu”. Họ có năng lực chỉ điểm, họ không thể dạy. Do nguyên nhân gì vậy? Trên văn tự tuy không ghi chép rõ ràng nhưng chúng ta có thể tưởng tượng ra được, họ đến tham phỏng đương nhiên nhất định sẽ phải nói qua rất nhiều, người xưa không ghi tỉ mỉ nhưng nhất định hỏi qua bạn bao nhiêu tuổi? Bạn họ gì? Nhà của bạn ở đâu? Trước đây đã học những gì? Bạn thích những thứ gì? Bạn kính phục nhất, tôn kính nhất đối với những người nào? Nếu bạn nói bạn thích người nào đó nhất, tôn kính người nào đó nhất, vậy thì đó là thầy của bạn, bạn đến chỗ ông ấy mà học thì liền có thành tựu, bạn ở chỗ tôi đây sẽ không có thành tựu. Do đó, họ sẽ giới thiệu bạn đến chỗ người khác.

Chúng ta muốn gần gũi thầy giáo là ngay trong tâm của mình phải rất ngưỡng mộ thầy đó, rất tôn kính thầy giáo đó. Như vậy thì lời ông ấy nói chúng ta mới chịu nghe, chúng ta mới làm theo. Nếu như không tin tưởng, không tôn kính vị thầy này, ông ấy dạy ta, ta cũng không làm theo. Không thể làm theo làm sao có thành tựu? Chúng ta hiểu được đạo lý này, cũng biết để không chỉ sai đường cho người khác, cho nên Phật pháp là sư đạo, Phật pháp không phải là thần đạo, không phải tôn giáo.

Do đó, năm đầu dân quốc, tiên sinh Âu Dương Cảnh Vô, vào lúc đó ở trong trường Đại học Trung Sơn Đệ Tứ đã có một buổi diễn giảng. Lần diễn giảng đó rất nổi tiếng, lúc đó cũng làm chấn động giới Phật giáo toàn quốc. Đề mục của Ngài là: “Phật pháp không phải là tôn giáo, không phải là triết học mà là người đời nay cần phải có”. Ngài đã giảng đề mục như vậy. Trường đại học Trung Sơn Đệ Tứ lúc đó chính là Trường đại học sư phạm Nam Kinh ngày nay. Ngài diễn giảng và học sinh của Ngài là cư sĩ Dương Ân Dương ghi lại, cho ra một quyển sách nhỏ. Vào năm 1977, tôi giảng kinh ở Hồng Kông nghe được. Ngài phân tích rất rõ ràng. Trong lần diễn giảng này Ngài đã làm hai sự kết luận. Ngài nói: “Tôn giáo là cội gốc của mê tín. Triết học là cội gốc của đấu tranh. Phật giáo không phải là tôn giáo cũng không phải là triết họcPhật giáo là giáo dục trí tuệgiáo học của trí tuệChỉ có trí tuệ mới có thể giải quyết tất cả vấn đề, huống hồ Phật giáo lại là trí tuệ chân thật cứu cánh viên mãn”.

Hiếu đạo và sư đạo chúng ta hiểu rõ rồi, làm sao áp dụng ở ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta? Vậy thì chính là ở hai câu sau, hai câu phía sau này là thực tiễn: “Từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”. Nếu không làm được hai câu này, bạn bất hiếu đối với cha mẹ, bạn bất kính với lão sư. Chỗ này đặc biệt là nói giữ cái tâm. Bậc Thánh nhân, Phật Bồ tát họ giữ cái tâm nhân từ. Nhà Nho gọi Nhân, nhà Phật gọi Từ Bi. Nhân từ bác ái là bao gồm tất cả thánh hiền thế xuất thế gian, bao gồm người sáng tạo ra tôn giáo, cùng đồng một cái tâm thiệnThiện tâm chân thành, trong Phật pháp gọi chân tâm. Chân tâm là nhân từ bác ái. Trong Phật pháp đại thừa gọi là Tâm Bồ Đề. Tâm Bồ Đề cũng là nhân từ bác ái.

Tâm Bồ Đề nếu nói cụ thể một chút, nói được rõ ràng hơn chính là tứ hoằng thệ nguyện độ. Bạn xem câu thứ nhất: “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, đây là tâm từ. Chúng sanh thì không phân cõi nước, không phân chủng tộc, không phân tôn giáo. Đối với tất cả chúng sanh thì dùng tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh, tâm chân thành để giúp đỡ. Chúng sanh có khổ, có nạn thì đến giúp cho họ không điều kiện. Chữ “Độ” dùng lời hiện đại mà nói chính là giúp đỡ, chính là hiệp trợ, giúp cho họ giải trừ khổ nạn.

Cội gốc của khổ nạn là gì? Là mờ mịt, không hiểu biết đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Đây chính là cội gốc của tất cả khổ nạn. Do đó, giúp đỡ họ tuy là nhiều phương diện, nhưng then chốt nhất là giúp cho họ khai ngộ, cũng chính là giúp cho họ phá mê thành ngộ. Đây là chân thật giúp đỡ, giúp đỡ cứu cánh viên mãn. Họ không có y phục mặc, bạn cho họ y phục; họ không có đồ ăn, tặng cho họ đồ để ăn, đây chỉ là giúp đỡ nhất thời, không giải quyết được vấn đề. Nhất định họ phải chính mình giác ngộ, họ phải chính mình trí tuệ sáng tỏ, năng lực đầy đủ.

/ 3