/ 4
42

TỊNH NGHIỆP TAM PHƯỚC -

HIẾU DƯỠNG CHA MẸ LÀ NGUỒN CỘI CỦA PHƯỚC BÁO

(Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa)

TẬP 1

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian: 27/05/2011

Địa điểm: Hiệp Hội Giáo Dục Phật-đà Hồng Kông


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi. Mời xem Đại thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 536, hàng thứ 5, hàng thứ 5 từ dưới lên. Từ câu “lại kinh Pháp Cổ nói”, bắt đầu xem từ chỗ này.

“Nếu người lâm chung, không thể niệm được, nhưng biết phương ấy có Phật liền khởi ý muốn vãng sanh thì cũng được vãng sanh”. Trong kinh Pháp Cổ, đức Phật nói cho chúng ta biết: “Người niệm Phật lúc lâm chung, thân thể yếu ớt, nói không ra tiếng”. Cũng chính là nói câu Phật hiệu này cũng niệm không nổi, điều này không quan trọng, chỉ cần trong tâm họ rất rõ ràng, rất tường tận, đích thực có thế giới Cực Lạc, có A-di-đà Phật. Trong tâm thật sự muốn vãng sanh, thật sự muốn thân cận A-di-đà Phật. Chỉ cần có ý nghĩ này, ý niệm này đều có thể vãng sanh, đây chính là nói lâm chung mặc dù không có niệm ra tiếng, nhưng có ý niệm của niệm này cũng được. “Đức từ bi của Như Lai vi diệu khó thể nghĩ bàn”, đây là câu tán thán. Như Lai là A-di-đà Phật. Ân đức đại từ đại bi của A-di-đà Phật thực sự không thể nghĩ bàn. Chỉ cần có ý niệm này, không cần phải niệm ra tiếng đều có thể vãng sanh. Thế nên, An Lạc Tập nói: “Nên biết Như Lai có phương tiện thắng”, thắng này là thù thắng. Hay nói cách khác, A-di-đà Phật có pháp môn phương tiện vô cùng thù thắng. “Nhiếp hộ tín tâm”, nhiếp là nhiếp thọ, hộ là hộ niệm, nhiếp thọ hộ niệm người thực sự có tín tâm. Điều kiện của tín tâm chính là câu phía dưới này: “Chỉ lấy chuyên ý niệm Phật làm nhân duyên để tùy nguyện vãng sanh”. Trong đây quan trọng nhất chính là chuyên ý, ý chính là tâm, chuyên ý với chuyên tâm là cùng một nghĩa. Chuyên tâm ý niệm về A-di-đà Phật, cũng chính là trong tâm của bạn đang nhớ về A-di-đà Phật. Thật sự nhớ A-di-đà Phật, hi vọng trong đời sống thường ngày đem những việc lặt vặt, duyên tạp nham này phải giảm thiểu hết mức, phải biết buông xả. Chúng ta dụng tâm không chỉ là niệm Phật, trong sinh hoạt, đối nhân xử thế đều phải dùng tâm thanh tịnh, việc này tốt. Đồng thời, không phải nói lúc niệm Phật dùng tâm thanh tịnh, còn những việc thông thường trong đời sống hằng ngày thì chúng ta có thể dùng tâm bình thường, điều nay không thể được. Ở trong kinh giáo, đức Phật nói cho chúng ta biết: “Một chân thì tất cả chân, một vọng thì tất cả đều vọng”. Trong đời sống, tâm chúng ta dùng là hư tình giả ý, lúc niệm Phật thì chân tâm này cũng không phải chân, đạo lý này phải biết.

Chư Phật Bồ-tát, chúng ta gọi là Pháp thân Bồ-tát, tâm các ngài dùng hoàn toàn là chân tâm, không có vọng tâm, cho nên họ có thể chứng đắc cảnh giới của pháp thân. Chúng ta luôn cho rằng chính mình đã làm đúng, đó chính là lúc lễ Phật, niệm Phật, như những gì trong kinh nói, chúng ta đem vọng niệm buông xuống. Nhưng trong đời sống thường ngày, công việc, đối nhân xử thế vẫn là vọng tâm y như cũ. Trong tâm vẫn có tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, tham sân si mạn nặng nề y như cũ, vậy thì không được. Vì sao có người niệm Phật, một niệm tương ưng một niệm Phật. Chúng ta niệm Phật, niệm một vạn tiếng Phật hiệu, trong đó có được mấy tiếng tương ưng? Tương ưng là công phu đắc lực, không tương ưng là công phu không đắc lực, đạo lý này chúng ta phải nghiêm túc mà phản tỉnh, mà tư duy. Thực sự đã hiểu rõ thì cần phải sám hối, sám hối là sửa đổi lỗi lầm, thay đổi bản thân. Những lỗi lầm này thật sự đem nó sửa đổi, làm lại cuộc đời. Hoàn toàn học Phật Bồ-tát thì chính xác. Vì sao vậy? Phật Bồ-tát minh tâm kiến tánh, Phật Bồ-tát không có một chút ô nhiễm nào, đối nhân xử thế hoàn toàn là hiển lộ từ chân tâm. Cho nên, chuyên tâm niệm Phật là nhân duyên quan trọng hơn bất cứ thứ gì.

“Tịnh tán nói”, đây là trong An Lạc Tập xưng tán Như Lai: “Nếu nghe đức hiệu A-di-đà mà sanh tâm hoan hỷ, tán thán, ngưỡng mộ, quy y”. Tâm hoan hỷ, tâm tán thán, tâm ngưỡng mộ, nương tựa A-di-đà Phật, nương tựa thế giới Cực Lạc. “Dẫu chỉ một niệm cũng được đại lợi ích”, mức độ thấp nhất thậm chí là nói chỉ có một niệm, một niệm lúc lâm chung. Vì đó là chân tâm, chân tâm là tánh đức, niệm đó vãng sanh về thế giới Cực lạc là phẩm vị như thế nào, không ai dám nói. Nói không chừng thì một niệm lúc lâm chung của người này là thượng phẩm thượng sanh, có thể không? Thật sự có thể. Bạn muốn hỏi tại sao có thể? Bởi vì họ là lý nhất tâm. Trong niệm này không có hoài nghi, không có xen tạp, họ là chân tâm. Chân tâm niệm Phật gọi là lý nhất tâm, lý niệm, công đức không thể nghĩ bàn! Câu phía dưới này nói được rất hay: “Liền đầy đủ công đức bảo”, một niệm này liền đầy đủ công đức của xưng tánh. Công đức này, “giả sử lửa đầy khắp đại thiên thế giới”. Tam thiên đại thiên thế giới đều bị lửa lớn thiêu đốt. “Cũng cần phải trực tiếp nghe qua danh hiệu Phật”. Họ cũng cần phải trực tiếp thông qua nghe danh hiệu Phật, nghe danh hiệu A-di-đà Phật này. “Nghe A-di-đà không lay chuyển, thế nên chí tâm cúi đầu sát đất đảnh lễ”. Nói rõ chí tâm niệm Phật, cho dù lửa cháy khắp ba ngàn đại thiên thế giới, họ đều có thể qua khỏi. Chí tâm niệm Phật không thể nghĩ bàn, thế nên chí tâm cúi đầu sát đất đảnh lễ, đáng được tán thán, đáng được tán dương, đáng được lễ bái. “Ba bậc vãng sanh” chúng ta học đến chỗ này. Tiếp theo là phẩm thứ 25: “Chánh nhân vãng sanh”.

/ 4