46Thứ Bảy, 05/08/2023, 13:54

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng thứ Bảy, ngày 05/08/2023

****************************

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG GIA NGÔN LỤC

Phần 2 Chương 9

HOẰNG HỘ

“Hoằng” là người hoằng pháp lợi sanh, “hộ” là hỗ trợ người hoằng pháp thuận lợi. Người học Phật phải thấu hiểu bổn phận, nghĩa vụ và vai trò của hoằng pháp và hộ pháp. Chúng ta phải làm được cả hai vị trí này, người hoằng pháp (giảng dạy) và người hộ pháp (hỗ trợ, bóc lót cho người hoàng pháp).

Công việc hoằng hộ pháp lợi sanh mà chư Phật, Bồ Tát, Tổ Sư Đại Đức nhiều đời làm gặp rất nhiều khó khăn. Người hoằng hộ pháp là người có đầy đủ trí tuệ, phương tiện khéo léo để làm những việc tốt lợi ích cho chúng sanh. Đây là công việc đòi hỏi người làm phải có sự dụng tâm miên mật, mỗi niệm đều nghĩ cho chúng sanh.

Các khóa tu mùa hè mọi nơi phải có công tác an ninh đảm bảo an toàn tất cả mọi khâu vận hành cho các con và các Thầy Cô an tâm làm công tác giảng dạy. Người làm công tác hoằng pháp lợi sanh phải phát tâm chân thành mỗi niệm vì chúng sanh, vì người khác.

Hòa Thượng nói: “Chúng sanh ngày nay thích danh lợi, họ làm việc lợi ích cho người khác vì danh lợi, chúng ta nhường hết danh lợi cho họ để được lợi ích chúng sanh, quan trọng là chúng ta không để để bản thân mình dính vào danh lợi. Vai trò của người hoằng pháp, hộ pháp phải kết hợp chặt chẽ, ăn ý sẽ có kết quả tốt. Người hoằng hộ pháp phải có sự tu dưỡng phải có trí tuệ dùng phương tiện khéo léo, phù hợp để hiện đại hóa, bổn thổ hóa trong giáo dục. Trong một trường học Thầy hiệu trưởng là người hộ pháp, giáo viên là người hoằng pháp”

Hòa Thượng nói: “Tịnh Tông học hội ở Mỹ mấy năm gần đây dùng đài truyền hình để phát đi các chương trình giảng Kinh Phật, diễn đàn Văn Hóa truyền thống, diễn đàn chuẩn mực của Thánh Hiền. Phạm vi phủ sóng toàn Bắc Mỹ, việc làm này công đức vô lượng vô biên. Chúng ta muốn lan tỏa Phật pháp, lan tỏa văn hóa truyền thống đến khắp muôn nơi thì tâm lượng phải mở rộng, tâm lượng mở rộng bao nhiêu thì sự lan tỏa sẽ nhân rộng bấy nhiêu. Người học Phật ngay trong mỗi niệm phải luôn nghĩ đến sự phồn vinh, an định cho toàn địa cầu”. Phật Pháp không có sự phân biệt, chấp trước, luôn vì thập pháp giới hư không lo nghĩ. Không bó hẹp trong phạm vi gia đình, quê hương của mình.  

Mỗi một địa phương có người phát tâm thì chúng sanh ở nơi đó có lợi ích, ví dụ trại hè ở Điện Biên, Yên Bái và Sóc Trăng làm lợi ích được nhiều học sinh, phụ huynh nơi đó. Chỉ cần chúng ta thành tâm thành ý để làm việc thì sẽ cảm hóa được tất cả chúng sanh.  

Phật pháp sau hơn 3000 từ lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn vẫn tồn tại và phát triển là nhờ sự gia hộ của Chư Phật Bồ Tát, Long Thiên thiện Thần và phát tâm của nhiều thiện hữu tri thức hộ trì để các Tổ Sư đại đức có thể hoằng truyền, truyền thừa cho đến ngày nay. Tôi nhắc nhở mọi người phát tâm làm thiện hữu tri thức để hộ trì Phật Pháp, hộ trì chuẩn mực của Thánh Hiền.

Người xưa nói: “Nếu không phải ta làm thì ai làm”. Chúng ta làm việc vì chúng sanh phải hi sinh một chút ấm êm gia đình nhỏ của mình. Ngày này Phật pháp và chuẩn mực Thánh Hiền được lan rộng là nhờ rất nhiều thiện hữu tri thức phát tâm. Hiện tại một bang ở Mỹ có hai người học chuẩn mực của Thánh Hiền, thực hành sự chuẩn mực của Thánh Hiền thì gia đình được hạnh phúc, con cái ngoan hiền. Nếu hai người này vãng sanh thì không có người tiếp nối văn hóa truyền thống tại nơi đó. Công việc hoằng hộ pháp rất quan trọng và bức thiết.

Hòa Thượng nói: “Bây giờ các vị không thúc đẩy văn hóa truyền thống thì mười hai mươi năm nữa quý vị nói chúng sanh không tiếp nhận. Thúc đẩy văn hóa truyền thống để con người quay về sống, học tập, làm việc theo văn hóa truyền thống của Cha Ông, từ nền tảng văn hóa truyền thống học tập chuẩn mực của Khổng Lão Phu Tử sau đó học tập giáo huấn của Thích Ca Mâu Ni Phật. Lời nhắc nhở này của Hòa Thượng đã nói cách đây bốn mươi năm.

Từ năm tới đồng loạt các nơi trên khắp cả nước tự tổ chức các chương trình trại hè. Chúng ta tích cực, liên tục tổ chức nhằm khơi dậy tâm hiếu thảo của các học sinh để các con tiếp nhận những giáo dục tốt trở thành người tốt.

Người xưa nói: “Người tốt do dạy mà ra”. Nếu chúng ta làm đúng vai trò của người hoằng hộ pháp, đúng vai trò của người giáo viên dạy học sinh với tâm chân thành thì chắc chắn sẽ có có những học sinh tốt. Chúng ta làm lợi ích cho chúng sanh thì chính mình cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích điều này tôi hết sức thể hội.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook