30728/03/2022, 19:40 05/05/2022, 20:06

CHƯƠNG 1 BÀI 2 MỤC 4

BÀN VỀ PHƯƠNG PHÁP TU TRÌ

Buổi 14 ngày 06/03/2022

Buổi 15 ngày 13/03/2022

Buổi 16 ngày 20/03/2022

Buổi 17 ngày 27/03/2022

Buổi 18 ngày 03/04/2022

Buổi 19 ngày 10/04/2022

Buổi 20 ngày 17/04/2022

Buổi 21 ngày 24/04/2022

Buổi 14 ngày 06/03/2022

Trong và ngoài nước xưa nay, không một ai không cầu phước huệ; kỳ thực phước huệ là chúng sanh vốn sẵn có, trong tự tánh vốn dĩ đầy đủ viên mãn. Chúng sanh hiện tại phước huệ không có, Phật nói với chúng ta, có hai loại chướng ngại đã ngăn cản mất nó, chính là phiền não chướng và sở tri chướng. Phiền não chướng ngại phước đức, sở tri chướng ngại trí huệ, cho nên chỉ cần có thể phá trừ hai chướng, phước huệ liền hiện tiền. Hai chướng phải trừ bằng cách nào? Phải dựa vào tu đức. Phước huệ vốn dĩ là tánh đức, nếu như không tu đức, phước huệ của tự tánh sẽ không thể hiện tiền, cho nên phải tu hành. 

Phật ở trên kinh “Quán Vô Lượng Thọ Phật” chỉ dạy chúng ta trước tiên phải tu học tam Phước. Chúng ta chân thật có thể tin tưởng, chân thật có thể hiểu rõ đạo lý này, chịu phát tâm tu học, cái tri kiến này chính là trí huệ chân thật, chịu nghiêm túc mà làm, người này liền có phước. 

“Tam phước” mọi người đều biết, tại vì sao không làm được? Bởi vì nhận biết không đầy đủ, nhận biết không đầy đủ chính là không có trí tuệ. Chúng ta biết một phần, thì nghiêm túc đi làm một phần; có hai phần nhận biết, tự nhiên làm được hai phần; người hoàn toàn không chịu làm, chính là người không có phước huệ. Do đó có thể biết, ở trên mặt tu đức mà nói, tu phước cùng tu huệ là thành tựu lẫn nhau.

 

Buổi 15 ngày 13/03/2022

Phật ở trong kinh điển thường nói: “Thọ trì, đọc tụng, vì người diễn nói”, những điều này đều là dạy người chân thật tu hành. Đặc biệt là “vì người diễn nói”, “diễn” là biểu diễn, là dạy chúng ta phải làm ra để người khác thấy; “nói” là vì người giảng giải, khuyên người học Phật, cho nên “diễn” là thân giáo, “nói” là ngôn giáo.

Then chốt của học Phật là ở định huệ, đúng như trên kinh Kim Cang đã nói “ngoài không dính tướng, trong không động tâm”, định chính là như như bất động, huệ chính là không giữ ở tướng. Trong kinh Kim Cang Phật dạy Tu Bồ Đề, điều quan trọng nhất chính là hai câu nói này, chúng ta cũng có thể dùng hai câu nói này để phản tỉnh, kiểm điểm chính mình có trí tuệ, có công phu hay không.

Những gì trên kinh đã nói, quyết không thể đọc qua một lần liền có công đức, điều quan trọng là phải đem nó làm cho được, chỉ đọc mà không làm thì không có ích gì. Lục Tổ nói rất hay, “Sanh tử là việc lớn, phước không thể cứu, phải có định huệ mới có thể cứu, giải ngộ không thể cứu, phải chứng ngộ mới có thể cứu

Khởi dụng của tự tánh, khi ngộ gọi là bồ đề, khi mê gọi là phiền não, phiền não cùng bồ đề là một sự việc, khác biệt là ở nơi mê ngộ. Do đó phương pháp tu hành của Đại thừa là chuyển mê thành ngộ, có thể chuyển mê thành ngộ, thì có thể chuyển phiền não thành bồ đề, chuyển sanh tử thành niết bàn. Đại thừa dùng phương pháp chuyển đổi là tuyệt đối chính xác, với lý với sự đều tương ưng. Đây cũng là nói rõ, người Đại thừa cao minh hơn người tiểu thừa, người Tiểu thừa hông có trí tuệ, gắng gượng dùng cách đè nén; người đại thừa có trí tuệ, đem nó chuyển đổi lại.

Tấm gương tu học của Đại thừa là năm mươi ba lần tham học ở trong kinh Hoa Nghiêm. Ở trong năm mươi ba tham học này, bao gồm người trong các ngành các nghề, nam nữ già trẻ, thế gian và xuất thế gian, đều là tu hạnh Bồ tát; không chỉ tu hạnh Bồ tát, mà hạnh tu còn là hạnh Bồ tát cao cấp: hạnh Phổ Hiền. Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, từ sáng đến tối có phải tu hạnh Bồ tát không? có phải tu hạnh Phổ Hiền không? Nếu như phải, thành Phật liền có hi vọng; nếu như không phải, vậy thì vẫn còn phải sanh tử luân hồi. Phải tu học như thế nào? Từ trên cương lĩnh nói, chính là làm thế nào ứng dụng Lục Độ vào trong đời sống. Đời sống là Lục Độ, bạn chính là Bồ tát, đời sống nếu như là mười nguyện, bạn chính là Bồ tát Phổ Hiền.

“Bố thí”, dùng lời hiện đại mà nói, chính là hy sinh phụng hiến. Chính mình chịu hy sinh, chịu phụng hiến cho đại chúng, chịu phụng hiến cho đoàn thể.