124Thứ Bảy, 13/01/2024, 06:24

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng thứ Sáu, ngày 12/01/2024

****************************

TỊNH KHÔNG PHÁP NGỮ 

BÀI 3 

Chúng ta đang cùng nhau học tập văn hoá truyền thống, những người giữ vai trò dẫn dắt mà không học tập thì họ không thể dẫn dắt người khác. Chúng ta học Phật nếu chúng ta không chân thật học thì chúng ta cũng không thể dẫn đạo người. Chúng ta không tình chấp, không tự cho mình là người lãnh đạo, người nào làm được nhiều việc cho chúng sanh thì người đó là người dẫn dắt. Có người trong hệ thống đã khoảng hai năm không tham gia các lớp học của hệ thống, người không học tập mà dẫn dắt người khác thì họ sẽ làm theo tập khí, phiền não của mình. Hôm qua, một vị trưởng phòng giáo dục nói với tôi, Nhà nước đang rất quan tâm đến việc giáo dục văn hoá truyền thống. Nếu chúng ta không miệt mài học tập thì chúng ta không xứng đáng với vai trò mà chúng ta có được, vai trò của chúng ta được xã hội xem trọng thì chúng ta càng phải cẩn trọng.

Hòa Thượng nói: “Từ xưa đến nay, mọi người vô cùng xem trọng luân lý đạo đức vì đây là sự giáo dục giúp xã hội an định, hạnh phúc. Người quản lý phải có vai trò, trách nhiệm “duy hộ đạo thống”, duy trì, ủng hộ, xem trọng giáo dục luân lý đạo đức. Nếu chúng ta “duy hộ đạo thống”, mở mang phát huy rộng lớn giáo dục luân lý đạo đức thì chúng ta sẽ có công đức vô cùng to lớn”. “Duy hộ đạo thống”  là chúng ta duy trì, ủng hộ, học tập, thật làm tiếp nối mạng mạch truyền thống đạo đức. Trong một gia đình, trong một quốc gia nếu chúng ta phá bỏ luân lý đạo đức thì Cha con, Thầy trò, bạn bè, mỗi công dân sẽ không biết vai trò của mình. Nếu mọi người đều không biết vai trò của mình thì phong khí xã hội sẽ vô cùng khủng khiếp.

Nếu chúng ta vào một ngôi làng mà người dân trong làng đấu tranh, cạnh tranh với nhau thì chúng ta sẽ cảm thấy rất bất an. Nếu một ngôi làng có phong khí, mọi người biết quan tâm đến nhau thì con cái trong làng đó sẽ phát triển tốt về kinh tế, học lực, trí lực. Đây là vì người dân trong làng đã sống thuận tự nhiên. Con người sống trái với luân lý đạo đức là họ đã sống trái với tự nhiên.

Chúng ta muốn duy trì, tiếp nối văn hoá truyền thống thì chúng ta phải thật làm, người dẫn dắt phải có vai trò quản lý. Chúng ta muốn quản lý một gia đình thì tâm chúng ra phải bao quát tốt gia đình, chúng ta muốn quản lý một ngôi làng thì tâm chúng ra phải bao quát tốt ngôi làng đó, Chúng ta muốn quản lý một huyện, một tỉnh, một quốc gia hay cả thế giới thì tâm chúng ra phải bao quát tốt huyện, tỉnh, quốc gia, thế giới đó.

Nếu người có vai trò quan lý mà có tâm “duy hộ đạo thống” thì họ sẽ có công đức vô cùng to lớn. Nếu chúng ta quản lý theo cảm tính thì tội nghiệp của chúng ta cũng sẽ rất lớn. Trước đây tôi cũng hoài nghi về việc nhiều người học Phật nhưng không có phước báu, luôn gặp chướng ngại, tai ương. Sau đó, tôi may mắn gặp giáo huấn của Hòa Thượng và biết rằng người học Phật gặp chướng ngại, khổ đau vì họ chỉ tu hành một cách “tinh tướng” chứ không “tinh tấn”. Chúng ta làm ra vẻ thì chúng ta che mắt được người thế gian nhưng ngay đến quỷ thần cấp thấp chúng ta cũng không che mắt được. Chúng ta không thể che mắt được yêu ma quỷ quái, oan gia trái chủ nhiều đời và chính những người này chướng ngại chúng ta. Chúng ta có thể làm chưa tốt nhưng chúng ta làm bằng tâm cung kính, chân thành thì oan gia trái chủ cũng sẽ hỗ trợ, giúp đỡ chúng ta.

Nhà Phật nói: “Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng”. Trong nhà Phật có cầu thì có ứng. Chúng ta phải cầu đúng đạo lý, phương pháp, chúng ta cầu cho tất cả chúng sanh. Trước đây, chúng ta phát tâm, nơi nào có 100 người ăn chay, có người phát tâm làm đậu thì chúng ta sẽ tặng họ một dây chuyền sản xuất đậu. Khi chúng ta tặng đậu, chúng ta không phân biệt người ăn chay, ăn mặn, người ăn chay chỉ là duyên để chúng ta lắp đặt dây chuyền sản xuất đậu. Nếu người ăn mặn được tặng đậu thì họ sẽ ăn ít thịt hơn. Chúng ta đã có những người đứng ra phát tâm lắp đặt, vận hành, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật dây chuyền sản xuất đậu. Chúng ta làm mà không có chướng ngại, đây chính là chúng ta “hữu cầu tất ứng”.

Hiện tại, chúng ta đã có tám vườn rau lớn. Hôm trước, tôi ghé thăm vườn rau ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, nhiệt độ ở đây mùa hè lên đến 50 độ nhưng rau vẫn phát triển xanh tốt, mọi người trồng rau dưới từng gốc cây, không bỏ trống một khoảng đất nào. Chúng ta càng tặng rau thì chúng ta càng có niềm vui trong nội tâm. Tôi thấy, có nơi ở trong hệ thống, có cây cỏ mọc dài đến một mét nhưng không ai nhổ đây là do chúng ta vô tâm. Chúng ta làm mà không cần xin xỏ, cần cầu ai giúp đỡ, người của chúng ta tự thiết kế, thi công, lắp đặt các vườn rau. Chúng ta lười biếng, chểnh mảng thì chúng ta sẽ không thể cầu có được. Thí dụ, chúng ta cầu có một trái dưa nhưng chúng ta muốn “vô công hưởng lộc” thì yêu ma quỷ quái sẽ đến giúp chúng ta thoả mãn tâm tham. Phật thấy chúng ta có tâm chân thành thì Ngài sẽ đến giảng đạo lý, dạy phương pháp trồng dưa cho chúng ta.