28Thứ Năm, 09/05/2024, 22:02

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng thứ Năm, ngày 09/05/2024

****************************

TỊNH KHÔNG PHÁP NGỮ

BÀI 121

Bài học hôm qua, Hòa Thượng dạy, chúng ta phải nắm được cương lĩnh và thứ lớp tu học, chúng ta không hiểu rõ cương lĩnh, đảo lộn thứ lớp tu hành thì chúng ta công phu sẽ không có lực. Hòa Thượng nói: “Tâm thanh tịnh thì không nhất định có bình đẳng, tâm bình đẳng của chúng ta chân thật hiện tiền thì trí tuệ của chúng ta sẽ đạt đến cứu cánh viên mãn. Trong tâm bình đẳng nhất định có tâm thanh tịnh, trong tâm thanh tịnh chưa chắc đã có tâm bình đẳng”. Chúng ta thường cố gắng dụng tâm để có được tâm thanh tịnh nhưng chúng ta không tu tâm bình đẳng.Tâm chúng ta thanh tịnh, chúng ta vẫn có thể khai được trí tuệ nhưng trí tuệ đó không viên mãn, rốt ráo.

Có những người, những đạo tràng niệm Phật rất tốt nhưng tâm họ có sự phân biệt, chấp trước rất nghiêm trọng. Thí dụ, có người nói, nếu người nào học “Đệ Tử Quy” thì sẽ không được đến đạo tràng của họ. Suốt cuộc đời Hòa Thượng, đặc biệt khi sắp vãng sanh, Ngài đã cực lực đề xướng chuẩn mực Thánh Hiền. Hòa Thượng nói: “Nếu chúng ta không thể vãng sanh thì ít nhất trong đời này chúng ta cũng phải làm được người có chuẩn mực”. Đây là những lời đại từ, đại bi của một người chân thật học Phật. Nếu chúng ta vãng sanh được thì rất tốt nhưng nếu chúng ta không thể vãng sanh thì chúng ta cũng phải làm một người chuẩn mực. Nếu chúng ta là một phàm phu thì chúng ta cũng phải là một phàm phu tiêu chuẩn, phàm phu có thể làm ra tấm gương cho những phàm phu khác. Chúng ta cố gắng tu tâm thanh tịnh nhưng tâm chúng ta vẫn phân biệt, chấp trước thì tâm chúng ta không thể đạt được bình đẳng.

Hòa Thượng nói: “Tâm thanh tịnh có thể khai mở được trí tuệ nhưng trí tuệ không tròn đầy, viên mãn, cứu cánh”. Chúng ta không đạt được tâm bình đẳng thì chúng ta rất khó vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Trên đề Kinh của “Kinh Vô Lượng Thọ” nói: “Thế giới Tây Phương Cực Lạc là thế giới thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Người ngày nay không nắm được cương lĩnh, thứ lớp tu hành, đây là lý do người niệm Phật rất đông nhưng người có thành tựu rất ít.

Hòa Thượng từng dạy: “Chúng ta đọc một bộ “Kinh Vô Lượng Thọ”, niệm một câu “A Di Đà Phật”, có một hướng Tây Phương để đi, dùng Thập Thiện đối trị ba nghiệp”. Chúng ta dùng Mười thiện để đối trị mười ác. Mười ác là, thân thì sát, đạo, dâm; Ý thì tham, sân, si; Miệng thì nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác và nói lời thêu dệt. Trong đối nhân xử thế tiếp vật thì chúng ta dùng chuẩn mực của người xưa. Chúng ta học “Đệ Tử Quy” trên nền tảng của Phật pháp Đại Thừa hay chính là chúng ta dùng tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi để học “Đệ Tử Quy”, học chuẩn mực của người xưa. Người xưa dạy: “Tâm viên nả pháp bất viên”. Tâm tròn đầy thì tất cả pháp đều tròn đầy, tâm thiên lệch thì pháp nào cũng thiên lệnh. Chúng ta không hiểu được điều này nên tâm chúng ta vẫn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.

Hòa Thượng nói: “Tiêu chuẩn của vãng sanh là “Gom nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục” giống như Bồ Tát Đại Thế Chí đã dạy chúng ta. Nói một cách đơn giản chính là chúng ta chuyên nhớ, chuyện niệm A Di Đà Phật, thế giới Tây Phương Cực Lạc, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn”. “Gom nhiếp” là chúng ta đóng sáu căn, hằng ngày, chúng ta không cần nghe những việc phải trái, đúng sai mà chúng ta chỉ cần niệm đến cùng một câu “A Di Đà Phật”. Điều này giống như chúng ta đi trên đường, chúng ta gặp rất nhiều người nhưng chúng ta không nhớ khuôn mặt của họ. Chúng ta không lưu lại ấn tượng nên chúng ta sẽ không nhớ, chúng ta để tâm rỗng không, dùng tâm đó niệm câu “A Di Đà Phật”.

Một số người học một chút về thiền thì họ cho rằng, chúng ta còn tưởng, còn niệm là chúng ta còn vọng tưởng nhưng chúng ta chỉ tưởng Phật, niệm Phật, chúng ta không tưởng, không niệm “tài, sắc, danh, thực, thùy”. Đây là chúng ta dùng một niệm để buông bỏ tất cả các niệm. Chúng ta buông bỏ tất cả vọng tưởng, chỉ tưởng đến hành vi, việc làm, 32 tướng tốt, năng lượng, trí tuệ của Phật. Nếu chúng ta không còn tất cả các niệm thì chúng ta không còn cần niệm Phật nữa, đây là chúng ta đạt đến “bất niệm tự niệm”, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm. Cảnh giới này rất cao so với chúng ta, tôi cũng chỉ nghe Hòa Thượng nói và nói lại cảnh giới này. Hiện tại, chúng ta có thể làm đến được “tịnh niệm nối nhau” đã là rất khó!