/ 2
31

THỂ HỘI HỌC PHẬT

Tập 2

Phương Pháp Đối Trị Tập Khí

Chủ giảng: Thầy giáo Hồ Tiểu Lâm

Thời gian: Ngày 25/09/2011

Địa điểm: Trung tâm triển lãm quốc tế Lục Dã Malaysia

Việt dịch: BBD Pháp Âm Tuyên Lưu


Kính thưa thầy giáo Thái Lễ Húc, kính thưa các vị pháp sư, các vị đại đức kính thưa các đồng tu, Xin chào mọi người! Tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục nói tiếp đề tài buổi sáng về “Học tập Pháp Thập Niệm của đại sư Ấn Quang” để chúng ta cùng nhau học tập đoạn khai thị này của đại sư Ấn Quang. Hôm nay vốn là muốn báo cáo hai nội dung: Một là làm thế nào để niệm Phật? Hai là làm thế nào đối trị tập khí? Chúng ta thử xem thời gian hôm nay có đủ không nhé. Tiếp theo tôi tiếp tục báo cáo với mọi người về việc tôi làm thế nào dùng Pháp Thập Niệm để niệm Phật.

Dùng Pháp Thập Niệm để niệm Phật, chúng ta phải luôn nhớ kỹ ba điều rõ ràng: Một là trong tâm nhớ cho rõ ràng rành mạch. Hai là miệng niệm cho rõ ràng rành mạch. Ba là tai nghe cho rõ ràng rành mạch. Thế nào gọi là trong tâm niệm cho rõ ràng rành mạch? Có hai nguyên tắc: Một là trong tâm phải nhớ rõ số, rốt cuộc tôi niệm là câu Phật hiệu thứ mấy, nói trên hiện tượng vật lý và âm thanh thì không cần âm thanh của: một hai ba bốn năm sáu bảy tám, nhưng trong tâm tôi biết rõ đây là câu Phật hiệu thứ mấy. Hai là khi thực hành Pháp Thập Niệm thì trong tâm phải niệm cho rõ ràng rành mạch, nhiếp chặt ý căn, chúng ta nói trong đầu nhớ số thì đây là một cách để nhiếp chặt ý căn, chúng ta còn có một cách khác có thể nhiếp chặt ý căn, đó chính là nhắc nhở bản thân dùng tai lắng nghe tiếng Phật hiệu. Hai điều này làm được thì ý căn của chúng ta đã được nhiếp chặt. Đặc biệt là điều thứ hai, não chúng ta phải nhắc nhở bản thân: tai của chúng ta đang làm gì? Tôi nghe rồi, thế nhưng chưa nghe lọt vào tai. Tôi nghe rồi, nhưng tôi chưa nghe thấy. Như thế vẫn không được, rất nhiều người nói tôi nghe rồi, nhưng bạn chưa nghe. Bạn nghe lọt vào trong chưa? Bạn thật sự nghe được rõ ràng tiếng Phật hiệu chưa? Tai của bạn có phải đang đồng hành cùng tiếng Phật hiệu không? Tai giống như cái máy thu, lúc nào cũng sẵn sàng chuẩn bị. Tai chưa chuẩn bị tốt thì miệng không được niệm Phật. Tai chưa chuẩn bị tốt việc tiếp nhận âm thanh tiếng Phật hiệu thì miệng của chúng ta chưa thể niệm Phật. Khi nào tai chúng ta chuẩn bị tốt rồi, thì khi đó miệng chúng ta mới niệm ra câu Phật hiệu. Khi vừa niệm ra thì tai của chúng ta liền bắt trọn được chữ này. Đây là dùng tai để lắng nghe Phật hiệu. Miệng phải niệm cho rõ ràng rành mạch, bốn chữ cũng thế, sáu chữ cũng thế, nhất định phải niệm cho có trách nhiệm, phải nghiêm túc, phát âm mỗi một chữ phải chính xác tròn trịa: A Di Đà Phật. Buổi sáng tôi đã báo cáo với mọi người rồi: A-di-đà Phật A-di-đà Phật A-di-đà Phật A-di-đà Phật A-di-đà Phật A-di-đà Phật. Niệm thế không đúng, không phải từng chữ, Đại sư Ấn Quang trong “Văn Sao” yêu cầu chúng ta: Từng chữ, từng câu đều phải làm được ba việc rõ ràng. Ngài không nói niệm câu Phật hiệu nhiều thì có thể vãng sanh Tây Phương, niệm mười vạn tiếng, mười lăm vạn tiếng, mười bảy vạn tiếng, ngài không nói vậy. Mà chất lượng của niệm Phật bảo đảm vãng sanh Tây Phương, không phải số lượng câu Phật hiệu.

Vì vậy chúng ta nhất định phải nhớ kỹ 70 năm trước đại sư Ấn Quang, Ngài vãng sanh Tây Phương năm 1940, trước khi ngài vãng sanh đã để lại cho chúng ta phương pháp này. Quê nhà của ngài ở Cực Lạc, Ngài thả chiếc thuyền từ trở về Ta-bà là thừa nguyện tái lai. Ngài là tổ sư đời thứ mười ba của Tịnh độ Tông, là Đại Thế Chí Bồ-tát. trước khi ngài đi đã để lại phương pháp niệm Phật này, Ngài là từ Ta-bà vãng sanh đến Tây Phương, Ngài là dùng phương pháp này để vãng sanh Tây Phương, Ngài là Đại Thế Chí Bồ-tát. Nếu chúng ta đối với Pháp Thập Niệm này, nếu vẫn còn nghi ngờ, vẫn chưa có lòng tin, thì “đến nỗi thiện căn nhiều kiếp do đây mà mất, chẳng thể rốt ráo tự đạt được lợi ích thật sự, đáng buồn thay!”. Nhiều kiếp đấy! Chúng ta ngày nay có thể gặp được Pháp Thập Niệm của đại sư Ấn Quang, đó chẳng phải là việc một sớm một chiều, mà là thiện căn của nhiều kiếp. Chúng ta phải xứng đáng với chính bản thân mình. Chúng tôi tra “Đại Từ Điển Phật Học” của lão tiên sinh Đinh Phúc Bảo, thế nào gọi là thiện căn? Ba nghiệp thân khẩu ý đều thiện thì gọi là thiện, thiện có thể sinh thiện quả thì gọi là căn. Vì vậy chúng ta nói ba nghiệp thân khẩu ý đều thiện thì chúng ta có thể gọi đó là thiện căn. “Đến nỗi thiện căn nhiều kiếp” nghĩa là bạn trong đời quá khứ không biết đã làm biết bao nhiêu việc tốt, nói bao nhiêu lời hay, khởi biết bao nhiêu ý niệm tốt, thì bạn hôm nay mới có thể gặp được pháp môn Tịnh độ, mới có thể gặp được Pháp Thập Niệm. “Do đây mà mất”, nghĩa là do vấn đề gì của bạn vậy? Do sự hoài nghi và xen tạp của bạn mà mất đi. “Chẳng thể rốt ráo tự đạt được lợi ích thật sự”, nghĩa là không thể tự mình đạt được lợi ích thực tế của pháp môn Tịnh độ mang đến cho bạn, nên “đáng buồn thay!”, nghĩa là thật quá đáng thương, quá đáng tiếc!

/ 2