Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!
Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng thứ Sáu, ngày 15/11/2024.
****************************
PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP
BÀI 86
Hòa Thượng nói: “
Hòa Thượng nói: “
Hòa Thượng nói: “
Hòa Thượng nói: “
Hòa Thượng nói: “
Có người hỏi Hòa Thượng: “Thưa Hòa Thượng, Ngài là một người học Phật xin hỏi Ngài có cách nghĩ như thế nào đối với pháp luân công?”.
Nhiều người khuyến dụ người khác tu pháp này, họ nói rằng tu tập pháp này để thân thể khỏe mạnh, rất nhiều người tiếp nhận pháp này mà không biết pháp này không được quốc gia cho phép. Có những người niệm Phật nhiều năm đã bỏ niệm Phật để đi theo pháp này. Đây không phải là chánh giáo, không được quốc gia cho phép nên chúng ta nên tránh.
Hòa Thượng nói: “Pháp luân công cùng Phật giáo ngàn vạn lần khác biệt, Phật giáo là giáo dục xã hội đa sắc tộc, tông phái của Phật pháp tuy nhiều nhưng đều căn cứ ở Kinh Phật mà tu học. Pháp luân công không có căn cứ vào Kinh điển nào. Năm xưa, Thích Ca Mâu Ni Phật trước khi rời khỏi thế gian, dạy người sau phải nên làm thế nào để tu học, trước khi Ngài nhập Niết Bàn nói ra Tứ y pháp, thứ nhất là: “Y pháp bất y nhân”. Pháp chính là những Kinh điển mà Phật đã nới. Chúng ta phải hiểu được những đạo lý mà Phật đã nói ở trên Kinh. Những phương pháp dạy chúng ta làm người, đối nhân xử thế tiếp vật chúng ta phải nên tường tận thì chúng ta mới có thể y giáo phụng hành. Việc thứ hai “Y nghĩa bất y ngữ”, chúng ta phải y theo ý nghĩa mà Thích Ca đã nói, không nên y theo ngôn ngữ bởi vì tương lai, giáo pháp của Ngài sẽ truyền đến khắp mọi nơi. Cho nên Kinh điển nhất định phải phiên dịch, văn tự của phiên dịch sẽ khác nhau. Ngôn ngữ có thể khác nhau nhưng ý nghĩa đúng thì được. Việc thứ ba: “Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa”. “Liễu” là tường tận. Chữ “Liễu nghĩa” nói theo cách hiện đại là hoàn toàn có thể thực tiễn trong cuộc sống của chúng ta”. Chúng ta học Phật, chúng ta phải có thể áp dụng trong cuộc sống thường ngày của mình. Nếu chúng ta có thể học mà không thể ứng dụng trong cuộc sống thì không phải pháp liễu nghĩa.
Hòa Thượng nói: “Phật pháp dạy người chân thành, nếu chúng ta tự gạt mình và đi gạt người thì chúng ta đã sai rồi! Phật dạy chúng ta giữ quy củ, giữ quy củ chính là trì giới. Dùng lời hiện đại mà nói chính là tuân thủ pháp luật”. Hòa Thượng tránh không nói thẳng vì không muốn làm Phật lòng những người liên quan. Chúng ta phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật không cho phép thì chúng ta nhất định không được tiếp nhận.
Ngày trước, có người nói với tôi, họ được mời đến nghe giảng, họ phải đi qua những lối đi nhỏ, vào trong một căn phòng kín, người trong đó dặn họ không được nói cho người khác biết. Họ sợ rằng, nói ra thì công an sẽ bắt. Tà pháp thì mới phải lén lút như vậy. Đất nước chúng ta cho tự do tín ngưỡng, Đạo Phật, Công giáo được nhà nước công nhận. Chúng ta học Phật pháp là chúng ta tuân thủ pháp luật.
Có người nói với tôi, họ đang tu một pháp giúp họ không già, không bệnh, có người nữ đã 80 tuổi mà máu huyết vẫn bình thường. Tôi hỏi họ, ông Tổ của pháp môn họ có sống đến 150 tuổi mà ngồi vuốt râu không. Chúng ta sinh ở thế gian, chúng ta mang thân tứ đại, chúng ta không thể tránh khỏi Sinh – Lão – Bệnh – Tử.
Hòa Thượng nhắc lại để chúng ta hiểu rõ những tiêu chuẩn, tư cách của một người học Phật.
Hòa Thượng nói: “Kinh Phạm Võng” là giới Kinh của Bồ Tát, hai câu quan trọng nhất là: “Thứ nhất, không làm giặc quốc gia”. Nói cách khác, chúng ta nhất định không làm những việc tổn hại lợi ích của xã hội, của Quốc gia”. Chúng ta tiếp tay cho những điều không được quốc gia cho phép thì chúng ta đã làm giặc. Nhiều người không biết họ đã làm sai, thậm chí khi bị bắt thì họ sinh ra oán hận. Có những người được cho một chút lợi, được cho nhà, xe thì họ mù quáng làm theo. Người xưa dạy chúng ta: “Nhân phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất thụ”. Những gì mà chúng ta thọ nhận của mọi người, chúng ta phải hết sức thận trọng, xem người ban tặng cho chúng ta một thứ gì đó, họ là ai, họ muốn gì. Người thế gian nói: “Nhận ân huệ là bán tự do”. Chúng ta nhận ân huệ thì chúng ta sẽ bị người khác sai sử. Nhiều người có rất nhiều tiền nhưng những việc làm của họ có chân thật đúng như pháp không, đúng với giáo huấn của Phật Bồ Tát, phù hợp với pháp luật của quốc gia hay không.