Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!
Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng thứ Năm, ngày 19/12/2024.
****************************
PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP
BÀI 120
Hòa Thượng nói, chúng ta tu hành không có lực vì thời khoá công phu của chúng ta không miên mật. Có người một ngày thời khoá hai đến ba lần nhưng thời khoá của họ không ổn định thậm chí, họ cho rằng, nếu hôm nay họ quên làm thời khóa thì ngày mai họ có thể làm bù. Chúng ta không giữ được thời khoá nhất định thì công phu của chúng ta không có lực. Thí dụ, chúng ta thời khoá được 10 ngày đúng giờ mà có 1 ngày chúng ta làm không đúng giờ, thì chúng ta sẽ có ngày thứ 2 không làm đúng giờ và công phu của 10 ngày trước đã bị phá vỡ. Chúng ta có ba năm công phu miên mật nhưng chúng ta có ba ngày không đúng giờ thì công phu của ba năm cũng tan vỡ. Chúng ta phải có thời khoá nhất định. Khi còn nhỏ, chúng ta đi học, chúng ta có thời khoá biểu các môn học. Khi chúng ta công phu, chúng ta nhất định phải giờ nào việc đó, không tuỳ tiện.
Khi chúng ta học chuyên đề Hòa Thượng nói: “Giờ niệm Phật mà chúng ta lạy Phật, giờ lạy Phật mà chúng ta đi tụng Kinh thì đó cũng là chúng ta đã xen tạp”. Khi mọi người đi lao động nhưng chúng ta công phu, chúng ta tưởng rằng mình siêng năng, tinh tấn nhưng đây chính là xen tạp. Giờ lao động thì chúng ta đi công phu, giờ công phu thì chúng ta muốn đi lao động, đây là bệnh nghiêm trọng của chúng ta. Chúng ta không giữ được thời khoá ổn định nên công phu của chúng ta không có lực. Thời khóa buổi sáng của tôi đã trở thành bất di bất dịch, đến giờ cần dậy là tôi tự dậy. Tôi đang ở Quảng Trị, thời tiết ở đây rất lạnh và khó chịu nhưng tôi thức dậy trước khi chuông điện thoại reo. Chúng ta đã định đặt thời khoá nhất định thì chúng ta phải tuân theo.
Hòa Thượng từng nói, chúng ta thường có thói quen, hôm nay chúng ta cần làm một việc, chúng ta chưa làm xong vì bận một việc nào đó, chúng ta muốn ngày mai làm bù. Đây cũng là sự chểnh mảng của chúng ta, chúng ta nhất định phải giờ nào việc đó. Thí dụ, khi chúng ta nhìn thấy bãi cỏ rộng, chúng ta thường có ý niệm, không biết khi nào chúng ta mới nhổ xong cỏ, chúng ta tưởng rằng chúng ta nhổ cỏ khoảng ba giờ mới xong nhưng chúng ta làm một giờ thì đã xong. Ngay từ đầu, chúng ta luôn có vọng tưởng, chúng ta không vọng tưởng thì mọi sự, mọi việc sẽ dễ dàng. Ban đầu chúng ta cảm thấy khó, chúng ta chểnh mảng nhưng nếu chúng ta quyết tâm thì chúng ta sẽ làm nhanh hơn gấp nhiều lần so với chúng ta nghĩ.
Trong việc công phu tu hành cũng như vậy, ban đầu, chúng ta cho rằng lạy 500 lạy là khó khăn nhưng khi chúng ta làm thì chúng ta cảm thấy việc này chúng ta có thể làm được. Hằng ngày, tôi lạy 5 nhịp, mỗi nhịp 66 cái, tôi vừa lạy vừa đếm để đối trị với sự lười biếng của mình. Tôi vừa lạy vừa đếm “A Di Đà Phật” 1, “A Di Đà Phật” 2...nếu tôi đếm nhầm thì tôi đếm lại, nếu tôi lạy đầu không sát đất thì tôi sẽ lạy thêm một cái, đây là cách tôi đối trị tập khí. Trước đây, tôi cảm thấy việc lạy Phật buổi sáng rất “đau khổ”, hiện tại, tôi cảm thấy mọi việc bình thường. Trong ngày lễ vía Phật A Di Đà, tôi lạy Phật 500 lạy, tôi cảm thấy hai chân đau nên sáng hôm sau, tôi thương lượng với mình là hôm nay trời lạnh, chân đau nên tôi sẽ chỉ lạy một nửa thời gian. Tôi lạy một lúc thì xong và tôi cũng không cảm thấy mệt mỏi. Chúng ta tu hành nhiều năm mà công phu không có lực vì chúng ta chểnh mảng, không có hằng tâm. Ban đầu, chúng ta đều nghĩ mình không làm được nhưng chúng ta cố gắng thì chúng ta sẽ thức dậy đúng giờ, vào học đúng giờ. Trong xã hội hiện đại, mọi người quá bận rộn với “danh vọng lợi dưỡng” nên họ cảm thấy việc chúng ta làm được là “phi thường”. Tập khí là thói quen. Hòa Thượng nói: “Những thói quen tốt, chúng ta chưa quen thì chúng ta làm cho chúng trở thành quen. Những thói quen xấu, chúng ta đã quá quen thì chúng ta phải làm cho chúng trở thành lạ”.
Có người hỏi Hòa Thượng: “Thưa Hòa Thượng, khoảng thời gian trước con tụng “Kinh Vô Lượng Thọ”, con cảm thấy rất hoan hỷ, khi con đến núi Cửu Hoa, con gặp Sư phụ ở trên núi, Sư phụ nói trước đây con mưu tài, hại mạng, mong cầu danh lợi và bảo con tụng “Kinh Địa Tạng”. Khi con tụng “Kinh Địa Tạng” con cảm thấy rất khó khăn, vất vả. Hiện tại, mỗi ngày con tụng “Kinh Địa Tạng”, lạy Bồ Tát Địa Tạng, tụng “Kinh Vô Lượng Thọ”, con tu học như vậy có được hay không?”. Tổ sư Tịnh Độ nói: “Cho dù Thích Ca Mâu Ni Phật hiện ra trước mặt nói, chúng ta không nên niệm “A Di Đà Phật” mà nên niệm một vị Phật khác thì chúng ta cũng không nghe theo, bởi vì vị Phật đó chắc chắn là vị Phật giả”.