/ 5
18

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH

Tập 5

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không

Địa điểm: Thư Viện Phật Giáo Hoa Tạng

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Diệu Hiền cư sĩ, Diệu Hương cư sĩ


“Di Lặc! Thị vi Bồ Tát đương đắc thành tựu nhị thập chủng lợi. Bất trước danh văn lợi dưỡng quả báo, hành nhiêu ích sự, nhi vi thượng thủ thường vi chúng sanh dĩ vô hy vọng tâm thanh tịnh thuyết pháp”.

Câu này một mặt vừa dặn bảo, một mặt quả quyết. Phía trước Phật nói 20 loại, phía sau lại nói ra 20 điều cho chúng ta nghe. Có thể thấy được không có tâm mong cầu vì chúng sanh nói pháp thì công đức lợi ích là vô lượng vô biên. Chúng ta xem tiếp đoạn phía sau.

“Phục thứ Di Lặc! Nhược Bồ Tát dĩ vô hy vọng tâm, hành pháp thí thời, bất trước danh văn lợi dưỡng quả báo, dĩ nhiêu ích sự nhi vi thượng thủ, thường vì chúng sanh quang tuyên chánh pháp, hựu năng thành tựu nhị thập chủng lợi”.

Hai mươi lợi ích này, phần nhiều một số người nói pháp là niệm niệm mong cầu: Cầu muốn hiểu được lý luận, muốn hiểu được phương pháp, cái gọi là như lý như pháp. “Phật thị môn trung hữu cầu tắc ứng”, làm thế nào như lý như pháp vậy? Không cầu quả báo danh vọng lợi dưỡng, đó gọi là như lý, thì liền đúng pháp. Dùng tâm thanh tịnh vì chúng sanh nói pháp, chính là không có tâm hy vọng thanh tịnh nói pháp.

“Vân hà danh vi nhị thập chủng lợi? Sở vi: Vị sanh biện tài nhi năng đắc sanh”.

Đây là lợi ích thứ nhất. Có rất nhiều người đều hy vọng đạt được biện tài vô ngại. Biện tài vô ngại từ đâu mà có? Ở chỗ này Phật nói với chúng ta, bởi vì biện tài vô ngại là tánh đức của chính chúng ta, trong bổn tánh vốn dĩ đầy đủ, hiện tại vì sao biện tài này không còn chứ? Không có là vì có chướng ngại, nghiệp chướng, do đời quá khứ hoặc ngay hiện tại tạo tác quá nhiều khẩu nghiệp, cho nên không còn biện tài, tâm không thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì biện tài liền hồi phục.

Thứ hai, “dĩ sanh biện tài, chung bất vong thất”.

Khi bạn đạt được biện tài rồi thì sẽ không mất đi.

Thứ ba, “thường cần tu tập, đắc Đà La Ni”.

Đà La Ni là tiếng Phạn, dùng lời hiện đại mà nói chính là cương lĩnh. Không luận bạn tu học một pháp môn nào, bạn rất dễ dàng nắm lấy được cương lĩnh, đại cương, đây là khi bạn tu học bạn liền có được thọ dụng.

Thứ tư, “dĩ thiệu công dụng, thiện năng lợi ích, vô lượng chúng sanh”.

Không cần dùng rất nhiều thời gian, cũng không cần dùng rất nhiều tinh thần liền có thể lợi ích rất nhiều rất nhiều chúng sanh. Có thể thấy được đây chính là trí tuệ cao độ, biểu hiện khéo léo. Xem câu phía sau:

“Dĩ thiệu công dụng, linh chư chúng sanh, khởi tăng thượng tâm, cung kính tôn trọng”.

Cung kính tôn trọng này là đối với Tam Bảo. Một phần cung kính được một phần lợi ích, một phần tôn trọng được một phần lợi ích. Nếu như không có tôn kính tôn trọng, chư Phật Bồ Tát thuyết pháp có khéo léo hơn, người nghe cũng không có được lợi ích, cho nên cái điều này rất quan trọng.

Thứ sáu, “đắc thân khẩu ý, thanh tịnh luật nghi”.

Đây là ba nghiệp thanh tịnh.

Thứ bảy, “siêu quá nhất thiết, ác đạo bố úy”.

Đây là cái lý đương nhiên, bởi vì chính mình cho dù có chủng tử ác nghiệp, ngay trong đời này đích thực đã cắt đứt đi cái duyên ác rồi, chủng tử ác không có cái duyên thì không thể kết quả. Không những cắt đứt duyên của ba đường ác, duyên của sáu cõi cũng cắt đứt luôn. Không chỉ cắt đứt duyên của sáu cõi, cũng cắt đứt luôn duyên của mười pháp giới, con người này ngay trong một đời nhất định chứng được pháp giới Nhất Chân. Vậy phải làm bằng cách nào? Thành thật niệm Phật thì làm được, thế giới Tây Phương Cực Lạc không ở trong mười pháp giới, người vãng sanh đều siêu vượt mười pháp giới.

Thứ tám, “lâm mạng chung thời, tâm đắc hoan hỉ”.

Người thông thường khi lâm chung rất thống khổ, rất đau buồn, cũng là việc rất bất đắc dĩ. Thế nhưng khi tu hành, họ biết được khi lâm chung đi về đâu, cho nên họ rất hoan hỉ, rất an vui, chân thật thoát ly khổ hải, họ muốn đến nơi tối cực thanh tịnh, tối cực thù thắng để sinh sống, họ biết được.

Thứ chín, “hiển dương chánh pháp, tồi tà dĩ luận”.

Thế nên năng lực nói pháp của họ dường như gần giống với chư Phật Bồ Tát.

/ 5