/ 5
21

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH

Tập 1

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không

Địa điểm: Thư Viện Phật Giáo Hoa Tạng

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Diệu Hiền cư sĩ


Chư vị đại đức đồng tu, nhân duyên của ngày hôm nay rất là thù thắng. Nghi thức thế phát thông thường của nhà Phật đều là cử hành vào buổi sáng, sau khi nghi thức hoàn tất thì tiếp theo là dâng cúng. Hôm nay nghi thức của chúng ta để vào giờ này cử hành, ý nghĩa không phải tầm thường, chính là có mối quan hệ rất mật thiết với bổn kinh này. Thế Tôn vì chúng ta nói ra bộ kinh này, nếu dùng lời hiện đại mà nói, là vào 3000 năm trước Thế Tôn Ngài đã dự biết hiện tại, tức là ngày hôm này của 3000 năm sau. Xuất gia tại gia không luận tu học pháp môn nào, Hiển giáo, Mật giáo, Tông môn, Giáo hạ, thậm chí đến Tịnh Độ đều có thể thành tựu. Nguyên nhân này rốt cuộc là ở chỗ nào?

Bồ Tát Di Lặc rất là từ bi thay chúng ta khải thỉnh, nhờ Thế Tôn vì chúng ta tường tận khai đạo. Nếu như chúng ta có thể chiếu theo giáo huấn của bộ kinh này, tỉ mỉ mà thể hội, mà phản tỉnh, cải lỗi tự làm mới, quay đầu là bờ, thì việc đã tu, việc đã hành ở ngay trong một đời này quyết định có thể có thành tựu. Đây là nhân duyên lần này chúng ta giảng kinh. Bởi vì thời gian không quá nhiều, cho nên kinh văn lần này chúng ta chọn lấy phần trọng yếu để giới thiệu, có thể xem hiểu được, một số danh từ thuật ngữ trong giảng đường thường hay giảng nói chúng ta thảy đều đem nó tỉnh lượt đi. Nhưng trước khi giảng vào kinh, trước tiên đem bộ kinh này đơn giản giới thiệu qua.

Chúng ta in ra có một giảng nghĩa, bộ kinh này là một phần trong bộ kinh Đại Bảo Tích, cho nên trước tiên phải đem bộ kinh Đại Bảo Tích này sơ lượt giới thiệu qua. Đại sư Ngẫu Ích nói: “thỉ tùng Hoa Nghiêm, chung đại Niết Bàn”, câu nói này đã bao gồm toàn bộ 49 năm giảng kinh nói pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật. “Nhất thiết Bồ Tát pháp tạng giai xưng phương đẳng”, cho nên phạm vi của phương đẳng rất là rộng lớn.

Ý nghĩa của “phương” là nói phương tiện. Trong nhà Phật thường nói: “từ bi vi bổn, phương tiện vi môn”, Phật nói ra tất cả kinh pháp đều là pháp phương tiện, còn pháp chân thật nói không ra được. Giảng đến chân thật rồi, thường nói “ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt”, do đó có thể nói ra đều là pháp phương tiện.

“Đẳng” là ý nghĩa bình đẳng, cùng ý nghĩa của “bình đẳng giác” trên đề kinh kinh Vô Lượng Thọ là như nhau, do đó phương đẳng là đại biểu cho toàn bộ Phật pháp. Thế nhưng tổ sư đại đức xưa nay, đem một đời giáo học của Thế Tôn phân làm năm giai đoạn, Phương Đẳng là thuộc về thời thứ ba. Chỗ này liền có ý nghĩa đặc biệt.

Kim cánh tựu đại thừa trung biệt thủ độc bị đại cơ giả danh Hoa Nghiêm bộ”. Cho nên đối tượng của kinh Hoa Nghiêm là người căn tánh thượng thượng thừa, 41 vị Pháp Thân Đại Sĩ trong kinh đã nói chính là đương cơ của Hoa Nghiêm. Nếu như nói “dung thông không hữu”, không và có không hai, tánh tướng là một, vậy thì nói những pháp này gọi là Bát Nhã bộ, đó là trí tuệ chân thật mới có thể đem chân tướng sự thật thấy được rõ ràng. Khai quyền hiển thật gọi là Pháp Hoa. “Thùy diệt đàm thường danh Niết Bàn bộ”. Khi Thích Ca Mâu Ni Phật hóa duyên đã tận, Ngài thị hiện vào Niết Bàn, dặn bảo sau cùng, Ngài nhắc nhở chúng ta tu học phải nên từ chỗ nào mà bắt tay vào? Những giáo huấn này đều là ở trong bộ Niết Bàn. Đây là bốn giai đoạn của pháp đại thừa.

Kỳ dư nhược hiển, nhược mật hoặc đối tiểu minh đại”, đối tiểu thừa mà dạy đại thừa. “Hoặc phiếm minh chư Phật Bồ Tát nhân quả sự lý hành vị”. Hành là tu hành, vị là quả vị sở chứng. Thí dụ Bồ Tát có 51 vị thứ, thập tín vị, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, đây là thuộc về vị. Trí đoạn, trí là trí tuệ, đoạn là đoạn phiền não, đoạn vô minh. Nói đến đoạn, nhất định phải khai trí tuệ. Sức định chỉ có thể phục phiền não, không thể đoạn phiền não, đoạn phiền não nhất định phải khai trí tuệ. “Giai thử Phương Đẳng bộ thâu”, do đây có thể biết nội dung trong Phương Đẳng rất là rộng lớn. “Phi đồng lưu tục, ngoại truyền duy vị, bát niên trung sở thuyết dã”. Thông thường gọi đây là năm thời thuyết giáo, cái ý này thì rất là nhỏ hẹp. Phương Đẳng nói ở chỗ này cùng với ý nghĩa mà Thiên Thai nói là không giống nhau. Phương Đẳng này là bao gồm tất cả kinh giáo mà Thế Tôn đã giảng trong 49 năm, bởi vì kinh Đại Bảo Tích là thuộc về bộ Phương Đẳng, cho nên trước tiên đem ý nghĩa của Phương Đẳng giới thiệu qua một chút.

/ 5