21506/08/2022, 17:44 24/08/2022, 21:33
968 · Cái Gì Là Giác, Phật Hiệu Chính Là Giác

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’ sáng Thứ bảy, ngày 06/08/2022.

***********************

NỘI DUNG HỌC TẬP ĐỀ TÀI 968

“CÁI GÌ LÀ GIÁC, PHẬT HIỆU CHÍNH LÀ GIÁC”

Hàng ngày, chúng sinh chìm trong vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Từ sáng đến tối, chúng ta chỉ đề khởi được một vài câu Phật hiệu. Hòa Thượng nói: “Phật hiệu chính là giác”. Chúng ta nhớ đến câu Phật hiệu thì chúng ta đã kiểm soát được tâm của mình.

Gần 1000 chuyên đề vừa qua, ngày nào chúng ta cũng đọc lời sám hối: “Xưa nay con đã gây tạo bao ác nghiệp đều do bởi vô thị tham sân si, từ thân, miệng, ý mà sinh ra. Tất cả con xin sám hối”. “Vô thị” là từ thời gian rất xa xưa. “Sám hối” là chúng ta ăn năn về những lỗi đã phạm và chúng ta sẽ không tái phạm nữa. Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta chúng ta đã gây tạo vô số tội nghiệp. Tất cả những tội nghiệp đó là từ nơi thân, miệng, ý của chúng ta sinh ra. Ba nghiệp của ý là tham, sân si. Ba nghiệp của thân thì sát, đạo, dâm. Bốn nghiệp của miệng là nói dối, nói lời hung ác, nói lưỡi đôi chiều và nói lời thêu dệt. Chúng ta chỉ đọc những lời sám hối này trên miệng nhưng chúng ta chưa có sự phản tỉnh. Hàng ngày, thân khẩu ý của chúng ta vẫn là bất thiện. Chúng ta chỉ cần khởi tâm động niệm bất chính, làm những việc sai nguyên lý, nguyên tắc thì chúng ta đã tạo nghiệp rồi.

Ba nghiệp của tôi vẫn còn y nguyên, tâm của tôi còn vẫn còn tham sân si, miệng đôi lúc vẫn nói những lời không cần thiết. Nếu chúng ta vẫn tạo ba nghiệp của thân, khẩu, ý thì chúng ta chưa cắt được nhân của ba đường ác. Tương lai, chúng ta không thể tránh được việc phải đi vào Tam đồ. Vậy thì đúng như người xưa nói: “Chúng ta đáng đọa lạc như thế nào thì chúng ta vẫn phải đọa lạc như thế đó”. Chúng ta tự làm tự chịu!

Thông thường, người tu hành sám hối một tháng 2 kỳ, sau 40 năm chúng ta sám hối 460 lần. Chúng ta cùng học tập gần 1000 chuyên đề, chúng ta cũng đã sám hối được gần 1000 lần, tâm chúng ta cũng có một chút chuyển đổi nhưng những tập khí sâu dầy chúng ta vẫn còn nguyên.

Hôm qua, khi vào website của hệ thống, tôi có đọc một bài chúng ta tuyển dụng nhân sự. Tôi thấy bài viết đó chưa đúng chuẩn mực đạo đức của giáo dục Thánh Hiền. Chúng ta tuyển dụng trên cơ sở tinh thần của giáo dục Thánh Hiền nên những cụm từ như: “ưu đãi”, “đãi ngộ” là không cần thiết. Những người có học đạo, khi đọc qua bài viết thì họ cũng sẽ thấy không phù hợp. Nếu chúng ta sẵn sàng “hy sinh phụng hiến” rồi thì đâu cần nhận sự đãi ngộ. Chúng ta viết bài như vậy thì chúng ta đã phạm vào lỗi “nói lời thêu dệt”.

Người xưa dạy chúng ta: “Chí thành cảm thông”. Đây là đạo lý của Cảm Ứng Thiên, của Luật Nhân Quả. Chúng ta chưa “chí thành” thì chúng ta không thể có “cảm thông”. Tổ Ấn Quang dạy: “Kiệt thành tự khả chuyển phàm tâm”. Chúng ta “kiệt thành” thì chúng ta chuyển được tâm phàm của chính mình, cũng chính là chuyển tâm phàm của những người xung quanh. Phật dạy: “Y báo tùy theo chánh báo mà chuyển”. “Chánh báo” là nội tâm của chúng ta. “Y báo” là hoàn cảnh xung quanh. Những người làm việc với chúng ta cũng là y báo.

Hòa Thượng đã dạy: “Chúng ta đã thành tâm, thành ý làm mà không được thì do chúng sanh khu vực đó không có phước”. Vậy thì khi đó chúng ta có thể nghỉ. Từ lâu tôi đã nói: “Nơi nào chúng ta làm bị lỗ thì chúng ta đóng cửa nghỉ”. Nếu chúng ta làm như vậy thì chúng ta sẽ thấy rất nhẹ nhàng. Nếu chúng ta cố gắng làm cho bá đồ của mình to lớn thì chúng ta đã hại chính mình, chúng ta rủ nhau đi vào Tam đồ.

Nếu chúng ta không kiểm soát, lơ là thì tâm “tự tư tự lợi”, “danh vọng lợi dưỡng” nổi dậy. Nhiều năm nay, nhiều người gửi cho tôi những kas thư tán thán nhưng tôi không đọc. Đó là những lời không thật, những lời đó có thể làm tôi động tâm nên tốt nhất là tôi không đọc. Sáng nay, có một lá thư từ nước ngoài gửi về, họ cũng thể hiện cảm xúc tiếc thương khi Hòa Thượng mất.

Trong Kinh Kim Cang” nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Tất cả pháp hữu vi như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”. Tất cả những gì có hình tướng đều là hư vọng. Tất cả pháp đều như giấc mộng, như giọt sương, như chớp lóe. Tôi rất cảm xúc khi nghe câu: “Hôm qua em đi tỉnh về, hương đồng gió nội bay đi ít nhiều!”. Chúng ta phải giữ nét riêng của mình. Giữ gìn văn hóa truyền thống chính là giữ gìn nét chân quê.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook