346Chủ Nhật, 07/11/2021, 17:22

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 5h55’ sáng Chủ nhật ngày 07/11/2021.

****************************

NỘI DUNG HỌC TẬP ĐỀ TÀI 679

“NGƯỜI MỘT LÒNG MỘT DẠ NIỆM PHẬT LÀ NGƯỜI CÓ PHƯỚC”

Trong thế giới mênh mông này, riêng địa cầu trái đất của chúng ta có hơn 7 tỉ dân thì có mấy người biết niệm Phật, chịu niệm Phật, sâu hơn nữa là toàn tâm toàn ý mà niệm Phật! Hòa Thượng nói: “Người một lòng một dạ niệm Phật là người có phước”.

Theo khoa học mà nói, niệm Phật là niệm tâm thanh tịnh. Vậy ta không để tâm mình niệm đến tiền tài, niệm đến danh vọng, niệm tham, niệm sân, niệm si, niệm ngạo mạn. Nếu tâm cảnh chúng ta không niệm Phật, không nghĩ đến Phật thì chắc chắn chúng ta niệm tự tư tự lợi, tham sân si mạn, năm dục sáu trần. Chúng ta ăn một ngày ăn ba bữa, loay hoay một lúc là nghĩ đến ăn, loay hoay một lúc là ngủ trưa. Có người ngủ trưa 3 tiếng. Tôi thường ngủ trưa 1 tiếng, nhiều hôm tôi chỉ ngủ trưa 15 phút. Sau khi thức dậy, tôi tỉnh táo và tiếp tục làm việc.

Niệm Phật là niệm thiện Pháp. Trong Tiểu Thừa, Phật dạy Bồ Tát: “Ngày đêm niệm thiện pháp, quán sát thiện pháp, tư duy thiện pháp”. Niệm Phật chính là niệm thiện pháp. Niệm thiện pháp thì không niệm tà pháp. Nếu không niệm thiện pháp, không niệm Phật thì niệm tập khí xấu ác. Thích Ca Mâu Ni Phật dạy Bồ Tát “ngày đêm thường niệm thiện pháp”, không niệm tập khí phiền não, không niệm ăn, không niệm ngủ, không niệm danh vọng lợi dưỡng. Ngồi một giờ niệm Phật như nhai trầu nhưng trong tâm vẫn đầy vọng tưởng. Toàn tâm toàn ý niệm Phật chưa chắc dễ làm! Tâm chúng ta phải thường tư duy thiện pháp, thường quán sát xem khởi tâm động niệm của mình có tương ưng với thiện pháp không. Vậy mà có tiến sĩ Phật học lại bài bác niệm Phật, cho rằng niệm Phật không phải là chánh Pháp, niệm Phật là tà pháp! Thật ra họ không hiểu gì cả!

A Di Đà Phật: A” là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Giác. “Phật” là Giác, là sự giác ngộ, luôn luôn tỉnh thức, phản tỉnh không để tập khí dấy khởi. Chữ “niệm”, trên là bộ “kim”, dưới là bộ “tâm”, ngay cái tâm hiện tại nghĩ đến Phật mới gọi là niệm Phật.

Trong ngành khảo cổ học ở Việt Nam, người ta khai quật trong mộ của một gia đình giàu có tại Bình Dương, trong mộ có một bộ Tây Phương Tam Thánh và Kinh sách Phật. Có nghĩa là pháp môn niệm Phật đã có từ rất lâu. Những bài “Cảnh Thùy” (bài đọc trước khi đi ngủ của các Thầy xuất gia) đều nhắc đến Tịnh Độ, nhắc đến sự phản tỉnh, tỉnh giác và niệm Phật trước khi ngủ.

SỰ TRUYỀN THỪA:

⮚ Trước đây, khi chưa được học Phật, chưa được dạy về Phật nhưng tôi đã tin Phật bởi vì Bà nội của tôi rất chuyên cần niệm Phật. Sáng nào Bà cũng thay ly nước mới cung kính cúng dường Ông Bà, thắp hương, lạy bốn phương tám hướng rồi mới ngồi niệm Phật. Tôi tin bà nội, tôi tin Phật.

⮚ Sau này, khi được dịch pháp Hòa Thượng Tịnh Không, thấy Hòa Thượng cả đời niệm Phật, tôi càng thêm tin Phật.

⮚ Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam là Thầy của Hòa Thượng Tịnh Không. Lão Cư sĩ cả đời niệm Phật. Ngài nói: “Xưa nay Tổ Sư Đại Đức chuyên tu chuyên hoằng Tịnh Độ, ngày nay ta đi theo nếu có vào địa ngục thì cũng xin tình nguyện mà theo”.  Ngài Lý Bỉnh Nam giúp cho tôi càng tin Phật tăng thêm một bậc nữa.

⮚ Tổ Sư Ấn Quang là Thầy của Lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam. Tổ Sư Ấn Quang cả một đời vì chúng sanh phục vụ, trong tâm một lòng một dạ chỉ một câu “A Di Đà Phật”. Phía trước là bàn thờ Phật, phía sau là bàn thờ Tổ. Trên bàn thờ Tổ có một chữ “chết”. Ngài luôn lấy cái chết để nhắc nhở mình phải tích cực, tinh tấn tu học, bởi sanh tử vô cùng hệ trọng. Thân người khó có được, nếu lỡ mất thân người rồi thì bao giờ có lại được thân người này!

Từ nhỏ lớn lên, tôi thấy bà nội niệm Phật. Sau đó tôi đã dùng hơn 30.000 giờ để dịch bài giảng của Hòa Thượng Tịnh Không. Tôi tin Thầy tôi. Tôi thấy Thầy và Thầy của Thầy đều niệm Phật. Đó là một sự truyền thừa rõ ràng.

Thầy của họ cả một đời niệm Phật, Thầy của vị Hòa Thượng đó cũng cả một đời niệm Phật. Vậy mà họ không tin! Hòa Thượng Tịnh Không phân tích cho chúng ta thấy: “Phật độ chúng sanh, đem chúng sanh phân thành 3 loại căn tánh: Căn tánh chín muồi, căn tánh chưa chín muồi và không có thiện căn”:

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook