181Thứ Năm, 22/12/2022, 13:36
1102 · Đời Sống Chính Là Biểu Diễn Làm Ra Tấm Gương Để Cho Người Xem

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’ sáng thứ Hai, ngày 19/12/2022

****************************

NỘI DUNG HỌC TẬP ĐỀ TÀI 1102

“ĐỜI SỐNG CHÍNH LÀ BIỂU DIỄN LÀM RA TẤM GƯƠNG ĐỂ CHO NGƯỜI XEM”

Tư cách hành vi của một người học Phật, học đạo đức Thánh Hiền phải là tấm gương cho người. Chúng ta quán sát xem đời sống của chúng ta đã làm ra tấm gương cho người chưa? Trong “Tịnh Nghiệp Tam Phước”, phước thứ ba là: “Đọc tụng Đại Thừa vì người diễn nói”. “Đọc tụng Đại Thừa” là chúng ta nghiêm túc hành trì lý luận, cảnh giới, phương pháp mà Phật đã dạy chúng ta. “Vì người diễn nói” là chúng ta làm ra tấm gương cho người. Chúng ta khởi tâm động niệm, đối nhân xử thế tiếp vật đều làm ra tấm gương để người khác học tập. Chúng ta cắt cỏ, trồng rau chúng ta cũng phải làm ra tấm gương cho người.

Trước đây, chúng ta tùy thuận theo tập khí, phiền não, từ ngày chúng ta học Phật, học chuẩn mực Thánh Hiền thì đời sống của chúng ta luôn là chuẩn mực, mực thước cho người. Thầy Thái nói: “Đời sống cần có những tấm gương”. Trong xã hội hiện đại, những tấm gương xấu, tấm gương lười biếng, giải đãi rất nhiều. Tấm gương chuyên cần, phấn đấu rất ít. Mấy ngày nay, Đà Nẵng mưa rất nhiều nhưng tôi vẫn đi trồng, chăm sóc rau. Chúng ta được tiếp nhận giáo huấn của Phật Bồ Tát, của Thánh Hiền thì chúng ta phải thật làm.

Hòa Thượng nói: “Thọ trì” là chúng ta tiếp nhận và thiết thực hành trì những phương pháp, lý luận, cảnh giới mà Phật đã dạy”. Nhiều người cho rằng tụng nhiều lần “Kinh Vô Lượng Thọ” là thọ trì. Cuộc đời chúng ta phải là một tấm gương từ khi chúng ta học Phật đến khi chúng ta ra đi. Hòa Thượng cả một đời làm ra tấm gương cho chúng ta, từ khi Ngài bắt đầu học Phật đến khi Ngài vãng sanh không có một chút tỳ vết. Ngài làm chúng sanh sinh tâm cung kính, ngưỡng mộ. Chúng ta tinh tấn một thời gian rồi lại tinh tướng thì chúng ta không thể có thành tựu. Chúng sanh luôn nhìn vào chúng ta, đời sống của chúng ta không chuẩn mực thì tâm kính phục, tâm ngưỡng mộ của họ sẽ mất đi hoặc tụt giảm.

Tôi đã dịch đĩa Hòa Thượng giảng pháp từ khi còn trẻ đến khi Ngài hơn 90 tuổi, càng dịch đĩa của Ngài thì tín tâm trong tôi càng vững chắc. Có người hỏi tôi nên quy y với ai, tôi khuyên họ nên quy y với người đã có nhiều thời gian tu hành, trải nghiệm như Hòa Thượng Tịnh Không. Khi đó Hòa Thượng hơn 90 tuổi, “tài sắc danh thực thùy” không thể làm Ngài lay động. Khi Hòa Thượng mất, mọi người buồn khóc nhưng trong tâm tôi hoan hỷ vì tôi biết Ngài đã viên thành, cả cuộc đời Ngài đã hoàn thành sứ mạng là tấm gương cho thế nhân. “Vì người diễn nói” chính là đời sống của chúng ta phải làm gương cho người khác. Trong “Tịnh Nghiệp Tam Phước” nói: “Đọc tụng Đại Thừa, ngày ngày diễn thuyết”. Hàng ngày, chúng ta tụng Kinh cũng chưa phải là “Đọc tụng Đại Thừa”. Hàng ngày, chúng ta nói cho người khác nghe cũng chưa phải là “Vì người diễn thuyết”.

Trước khi chúng ta tu học chúng ta có rất nhiều tập khí, phiền não nhưng từ khi chúng ta bắt đầu tu học giáo huấn của Phật, học chuẩn mực Thánh Hiền thì chúng ta hoàn toàn khác. Đời sống của chúng ta chỉ là hy sinh phụng hiến, tận tâm tận lực vì Phật pháp, vì chuẩn mực của Thánh Hiền, vì lợi ích chúng sanh mà lo nghĩ. Chúng ta làm ra tấm gương cho những người học Phật, học đạo đức Thánh Hiền.

Hòa Thượng nói: “Chư Phật Bồ Tát vì tất cả chúng sanh diễn nói vô số những phương pháp, cách thức nhưng mục tiêu và phương hướng chỉ có một. Đó là giúp đỡ tất cả chúng sanh giác ngộ”. Nhà Phật nói: “Tất cả chư Phật Bồ Tát đến thế gian là để giúp chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui”. Đây chính là tổng phương hướng, tổng mục tiêu. Chúng ta giúp đỡ chúng sanh chính là chúng ta “Vì người diễn nói” như trong phước thứ ba của “Tịnh Nghiệp Tam Phước” đã nói. “Vì người diễn nói” là chúng ta phải diễn xuất, phải làm ra tấm gương chứ không phải chúng ta chỉ nói cho người khác nghe.

Chúng ta đã học Phật, học đạo đức Thánh Hiền nhiều năm, chúng ta làm như thế nào thì mọi người cũng đều nhận thấy một cách rõ ràng. Chúng ta là Thầy Cô giáo, các lớp học trực tiếp, lớp học Online đều rất đông, chúng ta phải cẩn trọng trong suy nghĩ, hành động, tạo tác. Hòa Thượng nói: “Chúng ta dấu được ai! Chúng ta chỉ dấu được những người có tâm ý qua loa mà thôi! Những người tâm se se thanh tịnh thì họ đã nhận ra”. Những người xung quanh chúng ta đều là những người đã nghe Phật pháp, học đạo đức Thánh Hiền nhiều năm, chúng ta là người dẫn đạo, dẫn đường mà chúng ta có nhiều sai sót thì chúng ta đang: “Múa rìu qua mắt thợ”. Nếu chúng ta bỏ cuộc, chúng ta trốn đến một nơi tách biệt, không ai biết chúng ta ở đâu thì điều này càng tệ hại.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook