GIẢNG TỌA NHÂN SANH HẠNH PHÚC
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ THƠ TIẾP NHẬN GIÁO DỤC PHẨM ĐỨC
TẬP 1
Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc
Thời gian: Ngày 08 tháng 05 năm 2009
Địa điểm: Nghị Viện Thành Phố Hợp Nam
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Mộ Tịnh cư sĩ
*******************
Kính thưa ông Hồng - phó thị trưởng. Kính thưa giáo sư Trương, nghị viên Trang, trưởng khoa Vương, chư vị pháp sư, chư vị tiền bối, chư vị nhà giáo ưu tú, chư vị bằng hữu. Chào buổi sáng tốt lành.
Về lại Đài Nam, cảm giác thật là ấm áp. Bởi vì cha mẹ tôi đều tốt nghiệp tại Đại Học Sư Phạm Đài Nam, bản thân tôi cũng tốt nghiệp lớp giáo viên tại trường này, vì thế chúng tôi có tình cảm rất sâu đối với Đài Nam. Đài Nam cũng là nơi đánh dấu một giai đoạn học tập rất quan trọng trước khi tôi tham gia công tác giáo dục. Tôi học một năm tại lớp giáo viên của Học Viện Sư Phạm Đài Nam. Trong một năm học tập đó, giáo viên hướng dẫn tôi là Doãn Mai Quân. Cô đã từng hỏi chúng tôi một vấn đề: “Thầy cô giáo dạy tri thức và kỹ năng, giả dụ chỉ là dạy tri thức và kỹ năng, vậy máy vi tính có thể được xem là thầy hay không?”. Cô hỏi chúng tôi một vấn đề như vậy để chúng tôi suy nghĩ. Chúng tôi nhớ lại, ông Hàn Dũ đã từng nói: “Thầy là người truyền đạo, dạy nghề và giải đáp nghi hoặc”, thế nên giả dụ như chúng ta làm thầy, chỉ truyền dạy tri thức và kỹ năng, vậy thì máy tính và nhiều công cụ đều có thể làm được.
Cô giáo đã từng nêu ra một câu chuyện như thế này, có một hôm trời đổ mưa, đúng lúc đó cô giáo chúng tôi từ cổng trường Đại Học Sư Phạm bước ra, bên cạnh là trường Tiểu Học trực thuộc trường Đại Học Sư Phạm Đài Nam. Lúc đó cô nhìn thấy một chiếc xe hơi sang trọng chạy đến và ngừng ngay trước cổng. Có một người phụ nữ, là mẹ của một cô học sinh mở cửa bước ra. Vừa bước ra khỏi cửa thì cô liền bật cây dù lên, vội vội vàng vàng bước về phía cổng trường. Đột nhiên con gái của cô ấy đứng trước cổng trường nói với cô: “Mẹ ngớ ngẩn à? Bây giờ mới đến!”. Cô giáo của tôi nghe đến đó đã sững người ra tại chỗ, không nhúc nhích được nữa. Càng khiến cô giáo kinh ngạc hơn là mẹ của em học sinh đó nói: “Xin lỗi, xin lỗi! Mẹ đã đến trễ”. Câu chuyện này đã làm tôi bị một sự chấn động rất lớn. Chúng tôi đang suy nghĩ, nếu như đứa trẻ này mà là học sinh của tôi, dù cho nó thi đạt hạng nhất, thi được 100 điểm, tôi có vui mừng hay không? Giả như chúng tôi dạy những học trò, sau này đều tốt nghiệp tiến sĩ, nhưng trái lại họ không có hiếu với cha mẹ họ, vậy chúng tôi có vui hay không? Giả như chúng tôi dạy học sinh, sau này trở thành một nhân vật chính trị, mà người đó tham ô hủ bại, liệu chúng tôi có còn tự hào mà nói, vị quan chức lớn đó là học trò của tôi không?
Từ những suy nghĩ như vậy, giáo dục là trăm năm trồng người. Giáo dục của chúng tôi là xem sự thành tựu cả đời của trẻ thơ,, quan sát trên gia nghiệp một đời này của chúng có thể có sự thành tựu không? Sự nghiệp một đời này của chúng có thể thành tựu không? Đức hạnh một đời này của chúng có thể thành tựu không? Ví dụ, chúng ta quan sát ngay ở khoảng thời gian này, xem thái độ làm người là việc quan trọng nhất một đời này của trẻ, phải có cái nền móng của đức hạnh trong đó thì mới được. Cho nên, nếu như chúng ta quan sát đức hạnh một đời của trẻ, hạnh phúc của một đời, thì chúng ta tham gia công tác giáo dục, tất cả từ những hành động như khi mở báo ra, mỗi một sự việc, không việc nào mà không liên quan đến người làm giáo dục như chúng ta cả. Tại sao vậy? Bởi vì tất cả những hành vi không tốt đều là tư tưởng tạo thành cả, chỉ cần họ có tư tưởng đúng đắn, giá trị quan đúng đắn thì những hành vi ấy sẽ không còn nữa. Cho nên chúng ta hãy lắng lòng nhìn lại những tình trạng không tốt này trong xã hội.
Các vị bằng hữu! Chỉ tám chữ “Hiếu-Để-Trung-Tín-Lễ-Nghĩa-Liêm-Sỉ” thì giải quyết được rồi. Ở trong gia đình, chỉ cần có “Hiếu-Để” thì những mâu thuẩn tổn thương sẽ không còn nữa. Nếu như có “Trung” thì mỗi một người đều sẽ tận tâm tận lực trên chức vị của mình. Có “Tín”, người và người thành tín thì làm ăn kinh doanh sẽ không có vấn đề gì nảy sinh. Có “Lễ”, người với người tôn trọng nhau thì không còn xung đột nữa. Có “Nghĩa” thì người và người xem trọng tình cảm, người có nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau. Các vị xem, bây giờ ngay khi vợ chồng chưa kết hôn, đem tài sản công chứng trước, đến lúc ly hôn thì cái tủ lạnh là của tôi, ngay đến cả quan hệ mật thiết như vợ chồng còn không nói đạo nghĩa, chỉ nói lợi ích thì người người với nhau có cái cảm giác an toàn không? Người một khi thấy không an toàn, có một loại bệnh sẽ tăng lên rất nhanh, đó là bệnh trầm cảm, người không cảm thấy an toàn, mỗi ngày sợ hãi bất an. Liêm khiết không tham ô, doanh nghiệp không bị tham ô thì ông chủ sẽ ngủ rất ngon. Chính phủ không bị tham nhũng, mồ hôi nước mắt của nhân dân sẽ không bị lãng phí, lòng hổ thẹn, một người bị sa vào, vẫn nên tự mình nâng cao đạo đức và tương quan trực tiếp với lòng hổ thẹn, vì thế Mạnh Tử nói “con người không thể vô sỉ”, “vô sỉ chi sỉ vô sỉ hĩ”. Kỳ thực mà nói, những câu này khi còn học cấp ba tôi đã từng học thuộc qua rồi, nhưng mà không hề dùng đến, những câu này dùng để làm gì chứ? Làm bài thi! Quả thực, tôi là người có lòng hổ thẹn, thế nhưng mỗi một lần đọc xong câu này như là “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, trong lòng tôi giống như là phát ra hào quang. Đột nhiên giáo viên nói, trong năm học sẽ thi, chiếm 2 điểm học thuộc đi, dường như ánh hào quang có gì đó không thể thấu ra ngoài. Kỳ thực mà nói, nếu lúc đó giáo viên đem cái khí phách Phạm Trọng Yêm mà nói qua một lần, chúng tôi sẽ nhớ được sâu sắc hơn, thậm chí rất có thể khí phách của Phạm Trọng Yêm sẽ theo mãi với chúng tôi trong suốt cuộc đời. Con người vì sao không có động lực trong cuộc sống? Bởi vì họ không có tấm gương tốt, họ không có tinh thần trách nhiệm. Cho nên giáo dục là trưởng dưỡng thiện tâm của họ, giáo dục không đơn giản chỉ là dạy họ làm sao thi đỗ cho cao, vậy thì biến thành máy móc. Cho nên mọi người lắng lòng xem thử, những người được học rất cao bây giờ trong mắt họ có tình cảm hay không? Năng lực cảm ngộ có sâu hay không, hay là biến thành biết chỉ để thi mà thôi?