/ 6
1.074

LÀM SAO XÂY DỰNG

QUAN HỆ HAI GIỚI

HÒA HỢP TÔN TRỌNG

 

LỜI NÓI ĐẦU

Đạo quân tử khởi đầu từ chỗ vợ chồng”. Làm sao xây dựng quan hệ hai giới hòa hợp tôn trọng, xây dựng hôn nhân hạnh phúc mỹ mãn, nuôi dạy tốt thế hệ sau, là học vấn khá quan trọng liên quan mật thiết tới hạnh phúc thiết thực của mỗi người chúng ta. Vậy mà, học vấn quan trọng như thế, chúng ta lại chưa từng được học. Xã hội ngày nay, gia đình bất hòa, vấn đề giáo dục cho tới vấn đề ly hôn ngày càng nghiêm trọng, theo báo cáo, vào những năm 70 thế kỉ trước tỉ lệ ly hôn là 2%, còn tỉ lệ ly hôn hiện nay là 20%, đồng thời vẫn không ngừng đi về xu thế gia tăng. Ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, còn xuất hiện bác sĩ tâm lý chuyên nghiệp do chính phủ tuyển dụng để giúp đỡ giải quyết vấn đề gia đình. Nhưng phương thức này trị ngọn không trị gốc, trí huệ thật sự duy trì sự hòa hợp trong gia đình vẫn nằm trong giáo huấn của thánh hiền.

Thầy giáo Thái Lễ Húc nhiều năm nay đã dốc sức hoằng dương giáo dục văn hóa truyền thống, truyền thừa giáo huấn thánh hiền văn hóa xưa. Các khu vực trên thế giới, đặc biệt là trong học phủ cao cấp, đã nhiều lần tổ chức các diễn đàn chuyên đề dành cho thanh thiếu niên học sinh, được hoan nghênh sâu sắc. Thầy Thái nói với chúng ta, quan hệ vợ chồng phải “thận trọng khi khởi đầu”. Hôn nhân trước tiên phải quan sát rõ đối phương có phải là người bạn đời có thể chung sống một đời không. Giữa người và người chung sống đều sẽ trải qua một quá trình, trước hết nhất định bắt đầu từ sự “hội ngộ”, quen biết rồi, lại phát triển thành “tìm hiểu”, tìm hiểu lẫn nhau, kế đó là “tôn trọng”, cùng nhau quý trọng nhân duyên của nhau, tiếp theo là “thương yêu”, sau cùng là “kết hôn”. Kết hôn có phải là kết thúc rồi không? Rất nhiều người nói “hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”, đây đều là cách nói sai lầm. Nếu như chung sống tốt đẹp, rượu sẽ càng ủ càng thơm, cho nên hôn nhân phải biết xây dựng, vợ chồng hai bên phải có cùng một giá trị quan.

Trong quan hệ ngũ luân, vợ chồng gọi là “phu phụ hữu biệt”, “phu phụ” (vợ chồng) là đạo, “hữu biệt” (khác biệt) là đức. Khác nhau chỗ nào? Khác chỗ trách nhiệm bất đồng, thời xưa là nam lo việc ngoài, nữ lo việc trong. Gia đình có hai trụ cột lớn, thứ nhất là sinh hoạt vật chất, thứ hai là sinh hoạt tinh thần. Nam lo việc ngoài, giải quyết vấn đề kinh tế, vấn đề vật chất; nữ lo việc trong, làm tốt sinh hoạt tinh thần, giáo dục tốt con cái. Việc lớn thứ nhất trong gia đình, là phải giáo dục tốt con cái, gọi là “việc chí yếu không gì bằng dạy con”. Giáo dục con cái trước hết phải lấy thân làm mẫu, thời xưa có nói “tam tòng tứ đức”, “chồng nói vợ nghe”, tức là yêu cầu đối với vợ chồng hai bên. Người làm chồng phải có ân nghĩa, phải có tình nghĩa, phải có đạo nghĩa; người làm vợ phải có “tứ đức”: Phụ đức, phụ ngôn, phụ công, phụ dung. Khi giữa vợ chồng có những nhận thức chung này, thì sẽ phối hợp rất tốt, sẽ có thể làm tấm gương tốt cho con cái.

Ngoài chuyên đề “Làm sao xây dựng quan hệ hai giới hòa hợp tôn trọng”“Làm sao xây dựng hôn nhân hạnh phúc” của thầy giáo Thái Lễ Húc ra, quyển sách này còn ghi lại chuyên đề diễn giảng “Ý nghĩa truyền thống của hôn lễ” của cô giáo Lý Việt, đồng thời trích dẫn những nội dung đặc sắc trong “Nữ nhân như nước: Lưu Phương diễn giảng về hạnh phúc nhân sinh” của cô giáo Lưu Phương, tin là độc giả sẽ thể hội được ý nghĩa và mục đích chân chính của cuộc đời trong trí huệ cổ xưa của văn hóa truyền thống, “người nam có chức vụ, người nữ có chốn về”, tự làm tròn bổn phận của mình, chọn lựa cuộc đời của chính mình, thực hiện hạnh phúc mỹ mãn chân chính trong cuộc đời.

/ 6