/ 14
215

LÀM SAO ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIẢNG DẠY TOÀN DIỆN

CỦA GIÁO VIÊN

Chủ giảng: Cô giáo Dương Thục Phân

Thời gian: Tháng 1 năm 2013

Địa điểm: Thông Châu Bắc Kinh

Tập 14

 

Thành tích thì mỗi bài thi cũng bị bôi đỏ vài ba chỗ chứ không bị bôi đỏ toàn bộ, những môn khác chỉ cần tôi thích học thì đều rất tốt, mẹ tôi không biết chữ nhưng nhìn vào bài thi bị bôi đỏ thì bà biết là không tốt, bà sẽ nói với tôi: “Con xem bảng điểm này sẽ không gửi về nhà mà bưu điện sẽ gửi đến văn phòng, ở văn phòng có rất nhiều đồng nghiệp của cha con, thành tích con người ta đều rất tốt, còn con thì kém thế này”. Tôi không hề thay đổi sắc mặt mà nói: “Kém thì kém, có gì ghê gớm đâu chứ?”, tôi vẫn cảm thấy “Nền văn hóa 5000 năm không lẽ lại thua văn hóa 200 năm sao?”, cho nên tôi không học, không học thì không học. Cha tôi nhìn thấy tôi cãi lại thì nói với mẹ tôi: “Con không học mà em còn ép buộc con làm gì?”, không trách mẹ tôi, ông chỉ nói rất bình tĩnh: “Bây giờ con không học, khi nào con muốn học thì con sẽ học”. Trong tâm tôi liền cảm thấy cha mình vô cùng vĩ đại, không ai hiểu con gái bằng cha. Bởi vì lúc đó tôi không hiểu rõ cái lý này, nếu cô giáo tôi nói: “Chúng ta học tiếng Anh xong sau này đến Mỹ kiếm tiền của họ cho nhiều” thì tôi chắc chắn sẽ nói: “À đúng, mình phải học cho giỏi để kiếm thật nhiều tiền”, vì hồi nhỏ tôi đã lập chí sau này phải làm một nhà doanh nghiệp lớn, vì hồi nhỏ có chí hướng như vậy, kết quả lúc nhỏ lợi hại lớn lên chưa chắc đã ra gì. Vậy tại sao chúng ta lại nói đến việc này? Tức là cái khó trong nội tâm của học sinh là gì, chúng ta phải làm sao để đột phá? Sau khi đã giúp học sinh đột phá cái lý đó thì các em sẽ tiến bộ. Cho nên lên cấp ba tôi đến nhà chị tôi ở, chị tôi là giáo viên ngữ văn nên trong nhà có rất nhiều sách, lúc đó tôi đã bắt đầu tiếp xúc với truyện kí của rất nhiều vĩ nhân và đã thay đổi hướng suy nghĩ một chiều của mình, những suy nghĩ một chiều này bởi vì không ai có khả năng thuyết phục mình, cho nên nhờ những sách vở này mà đã thay đổi bản thân mình. Sau khi đã thay đổi thì chúng ta liền dũng cảm đối mặt thử thách, tiếng Anh rất đơn giản, bắt đầu học từ phát âm, học xong phát âm rồi tôi liền học thuộc tất cả các bài khóa, trình độ kém quá phải học thế nào? Cứ cắm đầu vào học thì rất khó thuộc, nên tôi đã dùng cách ca hát, lúc đó đang thịnh hành những bài hát nào thì tôi liền soạn chúng thành những bài đó và học thuộc, cho nên tôi thích nhất là tiết này học xong tiết sau cô giáo cho bài kiểm tra tôi luôn làm được 100 điểm, bởi vì tất cả các bài khóa tôi đã học thuộc hết rồi, còn hát được nữa, chỉ cần a…a…a là tôi sẽ hát ra được và biết nên viết cái gì, sau đó mỗi ngày đều lấy đồng hồ ra thử thách chính mình, trong vòng bao lâu phải học thuộc bao nhiêu từ vựng đó, tôi rất thích thử thách chính mình, lấy đồng hồ ra xem trong vòng bao lâu sẽ học thuộc hết, học thuộc rồi tôi còn tự mình ra đề, trong lúc học bài còn tự mình kiểm tra mình, sau khi học thuộc xong liền kiểm tra ngay lúc đó, mình sẽ làm được mấy điểm. Cho nên tôi có rất nhiều phương pháp tự học, nhưng bởi vì rất nhiều tư tưởng của tôi chỉ dừng lại ở thế giới của mình, vì vậy nên học không tốt. Tại sao lại nói về điều này? Bởi vì các em học sinh của chúng ta trong thời kì thanh xuân khi các em sắp sửa trở thành người lớn thì rất nhiều lúc suy nghĩ của các em rất kì lạ, lúc này chúng ta phải giúp các em đột phá. Môn toán cũng vậy, khi lên cấp 3 thì ai cũng ngạc nhiên, học rất tốt, bài nào không biết thì sẽ suy nghĩ, cho nên có bài tôi đã từng làm trong 3 tiếng đồng hồ, sau khi làm xong thì tôi thấy rất vui, tại sao? Vì tôi đã biết suy luận, đã biết giữ bình tĩnh, đã biết dùng phương pháp như thế nào, phương pháp này không được thì chúng ta đổi phương pháp khác, phương pháp khác vẫn không được thì lại điều chỉnh một chút. Cho nên khi đã bắt đầu đột phá 1 bài toán làm trong 3 tiếng đồng hồ, 2 bài làm hết 6 tiếng đồng hồ, sau lần đó tôi thấy rất vui vẻ, bởi vì tôi đã có tinh thần đột phá, tôi đã có khái niệm suy luận, tôi đã biết suy nghĩ tìm đủ mọi cách để giải quyết vấn đề, đó là cách chúng ta đột phá cái khó trong môn toán. Cho nên khi giúp học sinh đối mặt với thử thách nhất định phải biết được khó khăn của các em nằm ở đâu, rồi tìm ra chỗ đột phá.

/ 14