/ 14
247

LÀM SAO ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIẢNG DẠY TOÀN DIỆN

CỦA GIÁO VIÊN

Chủ giảng: Cô giáo Dương Thục Phân

Thời gian: Tháng 1 năm 2013

Địa điểm: Thông Châu Bắc Kinh

Tập 1

 

Tôi rất vui vì có cơ hội được cùng mọi người nghiên cứu về việc làm sao để làm tròn trách nhiệm của một giáo viên, và trong quá trình giảng dạy của chúng ta làm sao để giúp các em học sinh chăm chỉ hiếu học, trong quá trình giảng dạy của chúng talàm sao luôn luôn đảm bảo chất lượng dạy học của giáo viên. Trong tiết học hôm nay điều đầu tiên tôi muốn chia sẻ với mọi người là, trong vai trò là một giáo viên, về phương diện tinh thần nội tại, chúng ta nên làm sao để củng cố sơ phát tâm mãi mãi không thoái lui của mình. Cho nên trong tiết học 1 tiếng rưỡi ngày hôm nay sẽ cùng mọi người tìm hiểu về việc mãi mãi luôn phải giữ gìn những phương diện tinh thần nào, nếu vẫn còn thời gian, chúng ta có thể dành chút thời gian phía sau để giao lưu với nhau, có thể đặt câu hỏi, có thể câu thông đầy đủ về những vấn đề trong khi giảng dạy. Hy vọng thông qua tiết học như vậy có thể giúp mọi người hóa giải tất cả các khó khăn và vấn đề trong khi giảng dạy. Chúng ta nghĩ thử xem, chất lượng giảng dạy của giáo viên thật sự có liên quan đến thành tích học tập của học sinh, cho nên đối với một người giáo viên, làm sao để đảm bảo học sinh luôn có một sự hứng thú cao độ trong học tập, đây là điều rất quan trọng. Sự hứng thú học tập cao độ không chỉ nói riêng học sinh, kể cả đối với giáo viên mà nói, bản thân chúng ta trong cương vị công tác, làm sao luôn giữ được một tinh thần hiếu học, hiếu học cao độ cũng vô cùng quan trọng. Cho nên đây là một tri nhận căn bản và tinh thần dạy học chuyên nghiệp mà một người làm công tác giảng dạy nên có. Các bạn nghĩ xem, nếu một giáo viên không chăm chỉ, không cố gắng thì chúng ta làm sao chỉ đạo học sinh đây? Mỗi ngày chúng ta luôn phải đối diện với học sinh, chúng ta không thể khiến những thứ trong bụng mình chỉ có thể duy trì được một tuần, hai tuần, mấy ngày sau chúng ta phải lấy cái gì để dạy cho các em? Cho nên sự không ngừng nâng cao năng lực của mình như vậy, không những học sinh phải có tinh thần hiếu học, giáo viên trong lĩnh vực chuyên ngành của mình cũng phải không ngừng học tập mới có được sự nâng cao. Vì vậy trong những năm nay sự kì vọng của phụ huynh đối với việc giáo dục con trẻ đã có yêu cầu rất cao. Tại sao họ lại có sự kì vọng cao như vậy? Bởi vì các em đa phần là con một, đa phần đều là con trai một, con gái một, vậy trong tình hình như thế, yêu cầu của phụ huynh đối với con trẻ, áp lực đối với các em có lớn không? Rất lớn. Kể cả chúng ta bây giờ, nếu bạn là con một, cả chặng đường chúng ta đi đến ngày nay cũng sẽ cảm nhận được con đường cầu học có vui vẻ không? Mọi người nghĩ có vui không? Con đường cầu học của các bạn có vui không? Không vui. Vậy thì ngày nay chúng ta làm công tác giảng dạy này, chúng ta có cách gì để học sinh vui vẻ không? Có cách gì không? Không có? Không ai nói hết. Đây là điều chúng ta phải tìm hiểu, làm sao để sự đau khổ trong quá khứ của chúng ta không còn xuất hiện ở bản thân các em học sinh nữa. Vì vậy bản thân là một giáo viên, chúng ta phải biết rõ, các em học sinh hiện tại cầu học cũng là một việc vô cùng đau khổ, đây là một nhận thức mà người giáo viên nên có. Do đó chúng ta đứng từ góc độ của người học mà nói, đứng từ góc độ của học sinh mà nói, các em có thấy sầu muộn không?Có không? Có. Vậy sự sầu muộn của các em trong lớp học sẽ gây nên một sự sầu muộn to lớn. Một giáo viên phải đối phó với rất nhiều sự sầu muộn như vậy, các bạn thấy năng lực của người giáo viên có cần phải rất lớn lao không? Cần. Cho nên về phương diện tinh thần này trước hết chúng ta phải nhận thức được học sinh cũng có sự đau khổ của các em, trước hết chúng ta phải làm sao để xua tan đi sự sầu muộn của các em. Vì vậy trước tiên giáo viên phải có tâm thương xót, chúng ta thương xót các em học sinh của mình hiện nay đang sống trong một thể chế giáo dục tiên tiến, các em có rất nhiều điều bất lực. Nhưng chúng ta là một giáo viên, chúng ta giảng dạy trong trường Dân tộc, nhiệm vụ của chúng ta không phải yêu cầu học sinh phải có thành tích rất cao, cho nên áp lực sẽ không lớn lắm. Áp lực không lớn lắm vậy thì là một giáo viên trong một thể chế giáo dục như vậy chúng ta có thể phát huy triệt để năng lực của mình, giúp đỡ học sinh trong 3 năm ngắn ngủi, hoặc 6 năm, hoặc một thời gian dài hơn ở trong trường học, để các em có thể giữ gìn cao độ một trạng thái vui vẻ khi học tập, điều này rất quan trọng. Vậy chúng ta phải giúp tâm các em an định lại, sau đó mới bắt đầu tìm kiếm cách học tập đầy hứng thú và tìm kiếm niềm vui khi cầu học. Cho nên khả năng dạy học của giáo viên có quan trọng không? Quan trọng. Vậy chúng ta có thường khổ tâm suy nghĩ về việc này không, ngày mai mình đi dạy, rốt cuộc mình phải đem đến cho học sinh điều gì? Chúng ta có thường phiền não về việc này không? Có. Vậy khi phiền não như vậy, xin hỏi các bạn làm giáo viên, các bạn có vui không? Không vui, vậy là cũng đau khổ giống như học sinh vậy. Niềm vui và đau khổ cái nào nhiều hơn? Niềm vui. Có người nói niềm vui nhiều hơn, tốt lắm, đã có được niềm vui khi dạy học rồi. Trong khi dạy học, giáo viên có được niềm vui này, đó là điều tốt nhất. Trước đây khi mạt học đi dạy, suy nghĩ của tôi là thế này, trong lớp, em nào khá là nghịch ngợm thì:

/ 14