KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC,
KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
Phần 2
(Báo cáo Thiện Tài Đồng Tử tham học)
Người giảng: Lão Hòa Thượng Tịnh Không
Địa điểm: Hội phúc lợi Kim Sa Chuỷ Cửu Long Hong Kong
Thời gian: Tháng 08 năm 2000
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Diệu Hiền cư sĩ
Xin mời mở giảng nghĩa tờ thứ hai, đếm xuống bắt đầu xem từ hàng thứ năm, thứ sáu, cái đoạn nhỏ thứ sáu: “tùy kỳ sở hiện, nhất nhất phương trung, sở hữu chư Phật, chủng chủng sắc tướng, hình mạo, thân thông, thọ dụng, du hý, chúng hội trang nghiêm đạo tràng, quang minh vô biên chiếu huy, cung điện trang nghiêm quốc giới thọ lượng thị tu đoạn tùy chư chúng sanh chủng chủng tâm lạc, thị hiện chủng chủng thành chánh giác môn, lượt hiện sở kiến sự biệt”.
Lần này, tôi vì các đồng tu giới thiệu tuyển chọn Hoa Nghiêm 40. Bởi vì kinh văn quá dài, nếu như y theo kinh văn để giảng thì phải mất thời gian rất dài, cho nên chọn loại giảng này. Có thể nói là từng đoạn tinh tuý, đem khai thị quan trọng trong kinh điển, không luận là ở phương diện lý luận, phương pháp tu học hay cảnh giới học tập, chúng ta đều tiết lục ra. Loại nghiên cứu thảo luận này đối với tu học của chúng ta, đối với công việc đời sống của chúng ta đều có sự giúp đỡ thực tế, học dỉ chí dụng. Do đó, bộ phận tỉnh lượt rất nhiều. Cho dù giảng đại kinh, cũng là phải xem nhân duyên. Thế xuất thế gian pháp đều không ngoài nhân duyên sanh ra, Phật pháp cũng là nhân duyên sanh, vậy thì dùng nhân duyên. Theo cách nói hiện tại gọi là điều kiện, điều kiện của chúng ta đủ rồi. Có điều kiện giảng đại kinh, đương nhiên đại kinh tuyên giảng viên mãn, đích thực là có chỗ tốt, cũng rất là cần thiết.
Vậy thì phía sau chọn lấy đoạn “tùy kỳ sở hiện, nhất nhất phương trung”. Đây là Kiết Tường Vân Bồ Tát truyền thụ pháp môn này cho Thiện Tài Đồng Tử, Ngài liền lập tức có thể đạt được, vậy thì tại vì sao chúng ta không thể đạt được? Chúng ta đọc kinh nghe kinh, kinh thì đọc rồi, kinh cũng nghe rồi, thậm chí đến một bộ kinh nghe đi nghe lại rất nhiều lần, nhưng vẫn chưa khế nhập được cảnh giới. Vấn đề chính ngay chỗ này, cho nên chưa được khai ngộ, chưa thể chứng quả. Ngay trong kinh luận đại thừa, chúng ta đã từng xem thấy rất nhiều thính chúng nghe Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh nói pháp, một bộ kinh Phật giảng được một phần ba hoặc một phần hai thì liền có người khai ngộ, có người chứng quả, thí dụ này nêu ra rất nhiều, đạo lý ở chỗ nào vậy? Đạo lý là họ có thể chuyển cảnh giới.
Thí dụ như nói, trên Kinh Bát Nhã, Phật dạy cho chúng ta “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Chúng ta cũng nghe hiểu, thế nhưng vẫn cứ đem tất cả pháp tướng cho là chân thật, không hề xem nó là hư vọng, đó gọi là không khai ngộ, tuy nghe mà chưa ngộ nhập, đối với tất cả pháp tướng vẫn phải chấp trước, không chỉ chấp trước mà còn chấp trước kiên cố, không buông bỏ chút nào. Đây cũng chính là nói bạn chưa hề nhìn thấu, bạn cũng chưa hề buông bỏ. Khám phá gọi là khai ngộ. Cái gì gọi là khai ngộ? Bạn phải hiểu, phải buông bỏ thì vào được cảnh giới của chư Phật. Chúng ta ngày ngày đang học tập, nhìn thấu được bao nhiêu? Buông bỏ được bao nhiêu? Đây chính là bởi vì chúng ta không biết cửa để mà vào. Trong kinh luận đại thừa, những vị Bồ Tát này làm ra gương mẫu cho chúng ta, làm mô phạm cho chúng ta. Người ta nghe rồi, lập tức liền nhìn thấu, lập tức liền buông bỏ. Nhìn thấu là tường tận đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh, đích thực giống y như trên Kinh Kim Cang đã nói “nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”. Bạn có thể nhìn thấy như vậy thì là nhìn thấu.
Hữu vi pháp, nếu như các vị đọc qua Bách Pháp Minh Môn luận của Pháp Tướng Tông thì bạn liền biết được. Tâm Pháp trong Bách Pháp đã nói có 8 tâm pháp, 51 tâm sở pháp, 24 bất tương ưng hành pháp, 11 sắc pháp, tổng cộng có 94 pháp đều gọi là pháp hữu vi, không phải chân thật, là mộng huyễn bào ảnh. Pháp thế gian không rời nguyên tắc này, pháp xuất thế gian cũng không phải ngoại lệ, thế xuất thế gian pháp đều là thuộc về pháp hữu vi. Chúng ta nói thế gian pháp là sáu cõi. Pháp xuất thế gian là pháp giới bốn thánh gồm Thanh văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật. Phật ở trong mười pháp giới đều không rời khỏi nguyên tắc này. Bách pháp chỉ có sáu pháp sau cùng là thuộc về pháp vô vi. Cái gì gọi là vô vi? Là không có hành động, cũng chính là ngày nay chúng ta gọi là không có sanh diệt. Không sanh không diệt gọi là pháp vô vi, có sanh có diệt thì gọi là pháp hữu vi. Chúng ta có nhìn thấu hay không? Chúng ta vẫn đem những pháp hữu vi này xem trọng đến như vậy, xem thấy hiện thực đến như vậy, mỗi giờ mỗi phút đều không thể buông bỏ.